Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

Điên đầu vì… con lười học


Hôm nào đi học về, Tin cũng phải làm bù bài ở lớp. Mẹ thì phải trực sẵn để mượn và phô tô vở của bạn lớp trưởng.

Đi học về là phải chép bài bù ở lớp


Tin đang học lớp 3 tại trường tiểu học Dịch Vọng A (Cầu Giấy - Hà Nội). Cậu rất nhanh nhẹn hoạt bát trong những lúc vui chơi. Nhưng chuyện học bài và ăn, mẹ phải “đánh vật” rất lâu. Ở lớp, môn nào Tin cũng viết thiếu bài, làm bài kiểm tra cũng bỏ dở bài.

Hôm nào đi học về, Tin cũng phải làm bù bài ở lớp. Mẹ thì phải trực sẵn để mượn và phô tô vở của bạn lớp trưởng. Cô giáo nhiều lần nhắc nhở Tin nhưng vẫn chưa sửa được thói xấu đó. Ở lớp, cô có đến tận, nhắc nhở thì Tin chịu khó chép bài. Cô đi khỏi, con lại mải nghịch cái bút, cái thước.

Mẹ Tin mất rất nhiều công sức và thời gian để dạy con. Có những đợt cứ đón con về từ cổng trường là đã thấy stress. Cứ nghĩ lại đánh vật với đống bài vở thiếu của con là đã mệt và đau đầu. Nhiều lúc lại xấu hổ không dám gặp cô giáo.

Học kỳ 1 đã quá nửa, mẹ Tin vẫn chưa biết làm thế nào để khắc phục tình trạng của Tin.

Còn mẹ Na lại lâm vào một “hoàn cảnh” khác. Na đang học lớp 2 nhưng nghịch và bướng kinh khủng. Tất cả các vở bài tập đến lớp, chẳng bao giờ con làm đủ. Ở lớp chỉ viết được vài dòng thôi.

Đến tôi về, mẹ ép mãi. Con thì vừa học vừa chơi. Thậm chí có hôm 11h hơn vẫn chưa xong bài. Đấy là Na chỉ làm bài ở lớp, chứ mẹ chẳng dám giao thêm bài nào.
Nhiều hôm mẹ quát con khản cả giọng, con cũng chẳng nghe cho. Cứ để ý đi đâu ấy. Đánh cũng chẳn ăn thua. Mẹ Na tâm sự: “Nói thật, con cũng thông minh, nhanh nhẹn, tự làm bài được, nhưng lười quá. Cô giáo cũng phải chịu thua”. Chẳng biết làm thế nào để con tập trung học, bớt bướng và bớt nghịch.

Bố mẹ hãy chọn những phương pháp phù hợp với con

Với con lười học, chán học, bố mẹ hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây và tìm cho mình những phương pháp phù hợp nhé:

Xác định tầm quan trọng của việc học đối với con. Hãy kể cho con nghe những điển hình học tốt và những thành công của họ cũng như nêu những nhân vật không học đến nơi đến chốn và cuối cùng phải gánh chịu hậu quả.

Nói với con rằng, cả nhà sẽ không nhắc nhở con nhiều về chuyện học hành của con, thay vào đó con sẽ phải tự ý thức trách nhiệm của mình. Nếu không làm bài tập về nhà hoặc bị điểm kém khiến cô giáo phải nhắc nhở, trẻ sẽ bị phạt.

Ví dụ, con sẽ không được đi chơi cuối tuần với cả nhà hoặc bố mẹ đi xem phim vào buổi tối đẹp trời mà không có con để phạt cho con nhớ.

Lập thời gian biểu chính xác giờ giấc học tập của con. Đến giờ con sẽ phải ngồi vào bàn học một cách nghiêm túc.

Trước khi kết thúc bài học ở nhà, bạn hãy bớt chút thời gian để kiểm tra xem con có làm bài đúng và đầy đủ hay không. Trẻ còn nhỏ nên việc sát sao kiểm tra sẽ giúp trẻ có ý thức học tập hơn.

Khi trẻ chăm học, cha mẹ cần có những lời khen hoặc những món quà có ý nghĩa cho con.
Cần tạo cho con tâm lý thoải mái có như vậy trẻ mới có hứng thú học tập. Cha mẹ cần cố gắng kiềm chế bản thân, không nên quát mắng hay đánh con nếu con lười học. Vì như vậy chỉ làm trẻ sợ hãi và nản học thêm.

Theo Afamily

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét