Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Bí quyết giúp mẹ chọn trường mầm non tốt nhất cho bé


Năm học mới sắp tới, các mẹ đang lo lắng cho việc lựa chọn trường để các bé đi học. Xin cung cấp một số bí quyết giúp mẹ bé có được sự lựa chọn tốt nhất.

Bạn cứ tưởng tượng chuyện chọn trường cho con giống như chuyện tìm một công việc mới cho bạn hoặc tìm một bác sĩ nhi khoa mới cho bé. Công việc này đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất. Bạn có thể dò hỏi xung quanh, tìm những lời khuyên từ những người có con học tại trường đó hoặc tới hỏi trực tiếp trại trường.

Tại sao bạn phải nhọc công? Bởi vì bạn muốn con mình dành thời gian trong ngày ở một môi trường mà bé cảm thấy thích thú, được chăm sóc, yêu thương. Ngôi trường trong mơ này là nơi mà bạn cần tìm.

Bằng mọi cách như kiểm tra thông tin trên tạp chí cha mẹ ở địa phương, trên internet, dựa vào những lời truyền miệng… bạn phải tìm được ngôi trường hợp lí cho con. Cách hữu hiệu hơn là việc dò hỏi các bậc phụ huynh có con học ở trường đó, họ sẽ là người cho bạn biết nhiều thông tin giá trị.

Hoàn toàn có thể lên mạng và tra cứu số điện thoại từng trường để bạn gọi điện tới hỏi một số câu hỏi cần thiết như tỉ lệ học sinh và giáo viên của từng lớp (càng ít học sinh, nhiều giáo viên trong một lớp thì sự chăm nom con bạn càng chu đáo hơn). Một giáo viên, dù có xuất sắc tới mấy cũng chỉ có khả năng chăm nom và dạy dỗ cho khoảng 10 cháu mà thôi.

Nhưng những điều trên không phải là điều quan trọng nhất. Điều quan trọng nhất chính là triết lí giáo dục trẻ em của ngôi trường đó được thể hiện thành tôn chỉ, thể hiện qua thành tựu và truyền thống của nhà trường. Cái mà bạn cần chú ý chính là kế hoạch dạy và học tập của trường, chất lượng học sinh mỗi năm mà trường có.

Một ngôi trường có phương châm giáo dục sẽ tốt hơn một ngôi trường không có phương châm giảng dạy nào cả.

Khi bắt đầu đã có những danh sách từng trường ưng ý, bạn nên tới thăm trường. Trước tiên, bạn gặp hiệu trưởng của trường và quan sát các giáo viên cùng với trẻ ở đây. Bạn cần cảm nhận được sự ấm áp, ánh mắt vui tươi của những đứa trẻ để biết rằng chúng được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo.

Bạn cũng có thể liên hệ chỗ văn phòng nhà trường để biết một số phụ huynh có con theo học tại đây. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.

Tiếp theo là mang bé tới thăm trường. Chú ý tới phản ứng của bé về trường và giáo viên. Họ có thích thú khi nhìn thấy bé không? Bé có thích tham gia hoạt động tại đây không? Phản ứng của bé về trường sẽ cho bạn lựa chọn tốt nhất.

Quan trọng hơn nữa là tin vào bản năng của bạn. Một trường mầm non có nhiều sách và đồ chơi mới, có sân chơi mềm hiện đại, có môi trường bền vững nhưng bạn không lựa chọn do cảm giác bất an mà bạn cảm nhận được. Hoàn toàn không sao cả. Cái chính là cảm giác thoải mái mà bạn nhận được từ hiệu trưởng – người chèo lái triết lí giáo dục, giáo viên – người sẽ chăm sóc bé suốt cả ngày, môi trường học tập tại trường.

Theo Eva

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Dùng "dế" làm gián điệp



Dịch vụ xác định vị trí thuê bao ra đời mục đích ban đầu là tạo điều kiện thuận lợi cho các bậc phụ huynh quản lý con em. Thế nhưng, nhiều bà vợ lại đang sử dụng để giám sát chồng.

Anh Vinh được bạn bè rủ đi "thư giãn" vào 2 ngày cuối tuần. Địa điểm vui chơi giải trí của cả nhóm là hồ câu cá nằm ở Sóc Sơn - ngoại thành Hà Nội. Anh nói với vợ phải đi công tác đột xuất tại Hải Phòng, chiều thứ sáu đi, tối chủ nhật về.

Được cấp "visa" 2 ngày, anh hý hửng cùng với chiến hữu lên đường. Để vợ yên tâm, tối đến nơi anh còn nhắn tin cho nàng với nội dung rất tình cảm: "Anh đang rất bận rộn, công việc ngập đầu, rất nhớ em, anh sẽ sớm về thôi".

Tin nhắn vừa gửi đi, anh đã thấy chuông điện thoại reo vang, giọng vợ lanh lảnh từ phía đầu dây: "Em cho anh 30 phút, trừ cả 10 phút tắc đường để từ Hải Phòng về nhà". Anh Vinh chưa kịp phản ứng thì bà xã bồi thêm cú đúp: "Hải Phòng chuyển về Sóc Sơn từ khi nào nhỉ. Anh về đây sẽ biết tay em". Không nói được lời nào, anh Vinh chỉ biết cuốn gói đồ đạc để về nhà.

Suốt dọc đường, anh cứ thắc mắc mãi, không hiểu sao kế hoạch của mình bị lộ. Sau vài tuần tìm hiểu, anh mới biết bà xã đã bí mật cài dịch vụ theo dõi vị trí thuê bao FamilyCare của VinaPhone. "May mà tôi loanh quanh đi câu cá chứ đang ở đâu đó khó nói thì chắc phải mất cả tháng giải trình với vợ", anh Vinh chia sẻ.

VinaPhone bắt đầu cung cấp thử nghiệm dịch vụ xác định vị trí thuê bao di động từ 15/5 với mục đích giúp các bậc phụ huynh có thể quản lý được con cái mình (cả 2 số đều phải là VinaPhone). Người sử dụng chỉ cần soạn tin nhắn cung cấp số điện thoại rồi gửi tới tổng đài, hệ thống của VinaPhone sẽ tự động xác định chính xác vị trí của thuê bao cần tìm.

Thế nhưng, dịch vụ này lại đang được nhiều bà vợ có "máu hoạn thư" sử dụng để theo dõi chồng. Mới đây, chị Hoa ở Đống Đa, Hà Nội đã nổi cơn thịnh nộ và dọa sẽ làm đơn ra tòa ly dị vì cho rằng chồng thường xuyên nói dối mình. Anh Thái, chồng chị là chủ một doanh nghiệp tư nhân có trụ sở đóng ở đường Thái Hà, Hà Nội.

Do hay nghi ngờ, chị Hoa bí mật đăng ký dịch vụ xác định vị trí thuê bao để tiện theo dõi xem anh xã có "đi ngang về tắt" hay không. Chiều thứ bảy, anh Thái thông báo với chị là đi đánh tennis cùng với bạn. Gần 7h tối không thấy chồng về, chị Hoa bắt đầu nổi cáu. Gián điệp "dế" mật báo chồng chị đang ở đường Trần Duy Hưng. Chị Hoa vẫy taxi tới tận nơi để "mục sở thị" vị trí ông xã đang đứng có cái sân tennis nào không.

Đến nơi chị mới vỡ lẽ ở khu vực này có rất nhiều nhà nghỉ từ bình dân đến cao cấp, mà không có cái sân tennis nào. Tức thì sóng gió nổi lên, ông xã ra sức giải thích rằng sau khi kết thúc trận đấu, cả hội kéo nhau đi làm vài cốc bia ở quán gần đó nhưng chị vợ không tin...

Anh Cường, chủ một đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng cũng "cười như mếu" khi ai đó vô tình nhắc đến dịch vụ "gián điệp dế". Anh này vừa bị vợ tìm ra tận "tổ tò vò" khi đang cùng cô bạn gái tâm tình.

Biết chồng có tính trăng hoa nên chị Thủy - vợ anh Cường mua một chiếc điện thoại, cài đặt sẵn dịch vụ xác định vị trí thuê bao. Sau đó, chị để chế độ tắt tiếng, lén bỏ vào một ngăn nhỏ trên ôtô. Cứ thế, anh Cường đi đâu, chị cũng có thể theo dõi rất sát.

Sau cú bị "bắt tận tay, day tận mắt", anh Cường đã bớt tính trăng hoa. Còn những bạn "đồng môn" anh Cường nghe chuyện thì lập tức kiểm tra ôtô của mình hoặc dò hỏi vợ mình về "gián điệp dế".

Theo Vnexpress

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Trót... lấy vợ chung cơ quan




Vợ chồng làm chung cơ quan có nhiều cái tiện cho các bà: dễ quản lý chồng, lương các bà lĩnh tất… bởi vậy mới đẻ ra nhiều giai thoại về các ông chồng khốn khổ khi trót lấy vợ là đồng nghiệp.

Có anh kia, từ ngày lấy vợ chả biết lĩnh lương là gì. Một hôm vợ bị ốm, “may” sao lại đúng kỳ lĩnh lương, vậy là hôm đó anh ta oai vệ bước vào phòng thủ quỹ như một quý ông thực thụ.

Khi chị thủ quỹ phát cho anh ta mấy đồng polymer xanh, anh ta trố mắt:

- Tiền gì mà lạ hè? Chị phát tiền âm phủ cho tui hén?

- Tiền ngân hàng nhà nước đàng hoàng mà sao anh lại nói vậy? - Chị thủ quỹ ngạc nhiên.

Anh kia sau một hồi săm soi mấy đồng bạc polymer, gãi gãi đầu thú thiệt:

- Con mẹ nó (anh này mê truyện Kim Dung, thỉnh thoảng lại cảm khái văng “con mẹ nó” như bọn hào sĩ giang hồ những lúc uống rượu, cãi nhau hay gặp chuyện khoái hoạt), mấy năm nay tui có được sờ tới tiền đâu mà biết, cứ tưởng vẫn còn xài tiền cotton như thời trước chớ.

Còn anh nọ, bị mọi người chọc quê dữ quá nên lần đó quyết tâm tự lĩnh lương của mình, không khiến “mụ vợ” nhận giùm. Anh ta lý luận:

- Thời đại văn minh nên cái gì cũng văn minh, ai làm việc cũng đều có lương, lương ai nấy nhận, chứ làm gì có chuyện làm hoài mà hổng có lương. Hôm nay tui đi nhận lương của tui đây.

Nghe vậy, mọi người trầm trồ:

- Chô cha, thằng này bữa nay ăn gan trời, dám qua mặt con vợ nó, liều mạng đi nhận lương. Thiệt là đáng biểu dương, đúng là gương điển hình cho mấy gã sợ vợ kia học tập theo.

Quả nhiên, anh ta tự đi nhận lương thiệt, khiến chị thủ quỹ cứ mắt tròn mắt dẹt không tin vào mắt mình. Nhưng nhận lương được 5 phút, anh ta vội chạy tới chỗ tui:

- Nè, ông cho tui mượn năm chục ngàn.

- Ủa, mới nhận lương mà mượn tiền, cha nội?

Anh ta gãi đầu nom thiệt tội nghiệp:

- Lương của tui mới có 1.950.000 đồng, mượn ông thêm 50.000 để đưa vợ chẵn 2 triệu đồng ý mà.

Hà hà, nghe anh ta giãi bày, thằng tui vừa mắc cười vừa thông cảm, bèn cho anh ta mượn 50.000 đồng mà cứ lo ngay ngáy, không biết đến bao giờ hắn mới có “quỹ đen” để trả lại cho mình.

Một anh khác, tháng có 31 ngày thì 30 ngày bị vợ lấn, chỉ có 1 ngày nhận lương anh ta mới đích thực là đàn ông. Khi nghe chị thủ quỹ thông báo có lương, anh ta liền to giọng, oai vệ quát vợ:

- Này, có đi nhận lương không thì bảo?

Lúc ấy, cô vợ nom dễ thương lạ lùng, nghe lời răm rắp và phóng ngay vào phòng thủ quỹ nhanh như điện xẹt.

Nhưng đó là những giai thoại của cái thời chưa lĩnh lương qua ATM, giờ thì ATM bà giữ nhé, mật khẩu bà giữ luôn, khỏi lôi thôi rách việc.

Hôm nọ tình cờ thằng tui gặp lại mấy anh bạn ở cơ quan cũ, liền hỏi thăm tình hình dạo này thế nào, thì anh bạn mượn 50.000 đồng đến nay vẫn chưa trả được, sau khi nhìn quanh quất bảo đảm không có vợ hoặc “tình báo” của vợ đứng gần, mới hằm hè đúc kết:

- Thiệt đúng là chém cha cái kiếp lấy vợ chung (cơ quan), mất cả tự do ông ạ! Ôi, một thời độc thân khinh khoái nay còn đâu.

Nghe mà tội nghiệp nhưng cũng… đáng đời, ai biểu mấy cha hễ thấy em nào đèm đẹp mới về cơ quan là cứ tơm tớp như mèo thấy mỡ làm chi để giờ kêu khổ. Ráng chịu nhé!

Theo Thanh Niên

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Lời cảnh tỉnh đau đớn cho những phụ huynh “bất cẩn”

Cái chết của bé M.A, 3 tuổi tại khu đô thị mới Dịch Vọng (Hà Nội) hôm 28/6 vừa qua lại một lần nữa cảnh báo về sự bất cẩn của nhiều cha mẹ dẫn đến tai nạn đáng tiếc cho con trẻ.

Đau đớn chuyện con cái tử vong, tàn phế vì... cha mẹ


Cùng với đó một câu hỏi lớn được đặt ra là các bậc phụ huynh có thực sự nắm được những kỹ năng để bảo vệ cho sự an toàn của trẻ nhỏ hay không.

Bất cẩn một giây, trả giá cả đời

Vụ việc nêu trên xảy ra do bố mẹ M.A có việc ra ngoài, khóa cửa để bé ngủ một mình trong nhà. Tỉnh dậy không thấy ai, M.A liền ra hành lang chơi, bị ngã khỏi lan can tầng 5 sau khi trèo lên một vật cứng được kê dưới đất và rơi xuống rồi tử vong.

Trường hợp của cô bé khiến nhiều người nhớ lại cái chết của bé trai 4 tuổi ở khu đô thị mới Linh Đàm, ngã từ tầng 11 xuống cũng do chơi một mình ngoài hành lang.

Sự việc như vậy không hề hiếm gặp. Một bà mẹ ở Đền Lừ (Hà Nội) phạt nhốt con quá lâu ngoài ban công, bé gọi mẹ không được liền bắc ghế nhoài người ra gọi bố và ngã từ tầng 3 xuống chết tại chỗ.

Vẫn biết rằng mất con đã là nỗi đau khổ tột cùng với những ông bố, bà mẹ ấy nhưng thật đáng trách khi ta nói đến trách nhiệm, ý thức và cả sự hiểu biết của họ trong việc bảo vệ con mình khỏi những tai nạn không đáng có.

“Nuôi con nhỏ phải cẩn thận ghê lắm, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Bản thân mình từng được một bài học xương máu hồi thằng bé con 2 tuổi” chị Phương (Xuân Đỉnh) nói.

Chị kể, trưa hôm ấy nhà chỉ có hai mẹ con. Chị nấu cơm trong bếp, để con xem tivi ngoài phòng khách. Thỉnh thoảng ngó ra thấy cu cậu ngồi xem rất ngoan nên chủ quan, không để ý nữa.

Lúc sau nghe con khóc thét, chị vội chạy ra thì thấy phích nước nóng tung nắp, chỏng trơ dưới sàn, thằng bé thì giãy lên đau đớn. Đưa con vào đến viện mà chị vẫn ngây người, chưa hết bàng hoàng.

“Cũng may nước không quá nóng, thằng bé chỉ bị bỏng nhẹ nếu không mình ân hận cả đời. Từ đó, chẳng khi nào dám để con một mình. Chuyện qua lâu rồi nhưng giờ mỗi lần nghĩ lại, mình lại rớt nước mắt vì thương con, giận bản thân làm mẹ mà sao có thể vô tâm đến thế”.

Viện Bỏng Quốc gia gần đây cũng tiếp nhận một bé gái 6 tuổi ở Yên Bái bị bỏng trên một vùng da tương đối rộng, lại tập trung chủ yếu ở mặt. Vết bỏng là do cồn nướng mực gây ra. Bố của bé trong lúc nướng mực, đổ thêm cồn khi thấy ngọn lửa sắp tàn, vô tình khiến ngọn lửa bùng lên, tạt vào mặt cô con gái ngồi cạnh đó.

Mỗi năm, Viện Bỏng Quốc gia lại nhận không ít các ca bỏng do cồn nướng mực cũng như bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ do sự vô ý của người lớn.

Vẫn chủ quan sau bài học đắt giá

Tất cả những sự việc nêu trên không phải lần đầu tiên xảy ra và cũng không phải chỉ xảy ra một hai lần. Hậu quả thì đã quá rõ, có những đứa trẻ vĩnh viễn ra đi, có những đứa trẻ mangtrên mình vết sẹo hay di chứng không bao giờ lành và vẫn còn đó là những nỗi đau chẳng thể nguôi ngoai, những tiếng khóc nấc nghẹn ngào vì ân hận của nhiều bậc cha mẹ.

Vậy vì lý do gì mà sau bao bài học đắt giá hiển hiện trước mắt, nhiều người vẫn không rút được kinh nghiệm, để cho sự sơ sẩy trút lên đầu trẻ nhỏ hậu quả khủng khiếp nhường ấy?

Cuộc phỏng vấn nhanh của phóng viên với 10 phụ nữ có con trong độ tuổi 1-5 thì có đến 7/10 người thừa nhận đã từng mải mê với công việc mà lơ là không để mắt đến con. Đồng thời họ cũng không chủ động tìm hiểu về các phương pháp sơ cứu cho trẻ nhỏ trong các trường hợp xảy ra tai nạn trong sinh hoạt.

Những phụ nữ này tỏ ra lúng túng khi được hỏi cần làm gì đầu tiên khi trẻ ngã, nuốt phải các dị vật, bỏng hay điện giật.

“Thằng bé nhà tôi lúc bắt đầu biết đi thỉnh thoảng cũng ngã đập đầu xuống đất, hay lúc chơi đùa bị đập đầu vào cánh cửa. Cu cậu khóc một lúc được bố mẹ dỗ dành là nín ngay, lại chơi đùa như bình thường nên gia đình chẳng bao giờ đưa đi kiểm tra. Trẻ con hiếu động nghịch ngợm rồi vấp ngã cũng thường xuyên ý mà” - chị Bắc (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.

Thực tế cho thấy, một số trường hợp trẻ hoàn toàn có thể được cứu sống nếu cha mẹ, người thân biết cách sơ cứu ngay sau khi tai nạn xảy ra.

Nhưng có vẻ như việc học cách chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách cùng kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ chưa phải là một trong những ưu tiên và quan tâm của các cặp vợ chồng khi lấy nhau, thậm chí cả khi mang thai và có con.

Theo chuyên gia tư vấn tâm lý của Hội Khoa học tâm lý – giáo dục Việt Nam Nguyễn Lâm Thúy, các trường hợp tai nạn xảy ra phần nhiều là do sự chủ quan của cha mẹ.

“Cha mẹ nhiều khi rất hay chủ quan, cho rằng mình ra ngoài một tí rồi về nên cứ để con nhỏ ngủ một mình trong nhà. Họ không ngờ rằng khi mình vừa đi thì bé lại dậy hoặc trên đường đi có thể gặp phải những sự cố bất ngờ, không thể về đúng thời gian đã định được” - bà Thúy nói.

Bà Thúy cho biết thêm: “Với tâm lý của một đứa trẻ thì ngủ dậy mà không thấy có ai bên cạnh sẽ hoang mang, sợ hãi. Trẻ cố tìm cách thoát ra khỏi nhà để tìm kiếm người thân. Vì thế lan can chính là nơi trẻ dễ nhìn thấy bóng người qua lại nhất khi mà cửa chính đã bị khóa. Trẻ muốn tìm được cảm giác an toàn. Nhưng chúng ta đều biết đằng sau cái cảm giác an toàn tạm thời đó là những nguy hiểm tiềm ẩn mà trẻ nhỏ chưa ý thức được”.
Theo bà Thúy, ngoài yếu tố chủ quan thì nhiều cha mẹ cũng không hiểu được tâm lý của trẻ nhỏ nên không phán đoán được hành xử của trẻ trong những tình huống bất thường.

Bên cạnh đó, sự thiếu kiến thức trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ khiến các bậc cha me không lường trước được các rủi ro có thể xảy đến trong từng giai đoạn phát triển của trẻ.

“Nhưng không thể hoàn toàn trách cha mẹ về điều này. Họ không phải là chuyên gia tâm lý và cũng không thể tính trước tất cả các tình huống có thể xảy đến" - chuyên gia Thúy nói.

Theo VietNamNet

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Nụ hôn nồng nàn

Nghe nói nụ hôn rất quan trọng, nếu nụ hôn không nóng bỏng thì cuộc yêu sẽ sớm thất bại. Vậy làm thế nào để có nụ hôn vừa ý bạn tình? Hà Linh (TX Hà Giang, tỉnh Hà Giang)

40% đàn ông cho rằng một nụ hôn dài, say đắm với bạn tình sẽ làm họ khát khao bắt đầu "chuyện ấy". Nụ hôn là màn dạo đầu hứng khởi cho "chuyện gối chăn" thêm nồng nàn, say đắm.

Hôn cũng là thời điểm để đàn ông chuyển những hormone kích thích tình dục đến bạn tình. Kỹ năng hôn của nam giới luôn tốt hơn phụ nữ. Những nụ hôn nồng cháy của chàng là cách khơi gợi những khát khao yêu thương tuyệt nhất với bạn tình. Đôi môi kích thích sự khát khao, là lý do để việc âu yếm luôn đi trước chuyện gối chăn. Nụ hôn nồng nàn trao nhau với cái nhìn âu yếm, tình tứ đó làm mức độ ham muốn cả hai phái tăng lên đột ngột.

Theo các nhà khoa học, đôi môi quyến rũ có gấp 100 lần đầu dây thần kinh so với những đầu ngón tay. Khi chàng bắt đầu hôn, đó là biểu hiện khát khao muốn cùng bạn bước vào "cuộc yêu". Vì vậy ngay từ khi bắt đầu, cả hai hãy hào phóng tặng nhau những nụ hôn cháy bỏng lên môi, lên khắp cơ thể.

Với phụ nữ, hãy tình tứ hôn vào tai chàng và thì thầm những điều yêu thương nhất. Khi hôn hãy thả lỏng người, để những nụ hôn say đắm tăng sức ép, dồn máu đến tim khiến tim đập nhanh hơn, kích thích nhiều hơn...

Màn dạo đầu thường khoảng 20 phút. Với nữ giới màn dạo đầu bao giờ cũng lâu hơn so với nam giới. Lưu ý rằng im lặng là điều tối kỵ trong những nụ hôn và đặc biệt là cuộc yêu, bởi ngoài ngôn ngữ cơ thể, văn hóa trong chốn phòng the chính là sự giao tiếp. Những lời nói ngọt ngào, yêu thương như gia vị làm "chuyện ấy" thêm nồng nàn, như sợi dây kết nối tình cảm để cả hai cùng dìu nhau lên đỉnh.

Những nụ hôn đắm say, nồng cháy sẽ giúp hai người ấm áp, tin tưởng nhau hơn để có cuộc yêu thăng hoa, làm cả hai cùng thỏa mãn. Nếu thiếu những nụ hôn nóng bỏng, cuộc yêu sẽ tẻ nhạt vì... thiếu lửa.

BS Lâm Thanh Mai

Cai sữa cho con: Khó mà dễ


Cứ mặc cho ngực căng tức mà không động chạm gì vào hoặc cứ căng sữa là vắt bỏ đều không phải là những cách làm đúng khi muốn cai sữa cho con.

Hồng Thái (phố Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) sau khi cai sữa con, nghe lời mẹ chồng, Thái cách ly con hoàn toàn bằng cách cho sang nhà ngoại. Đồng thời, dù bầu sữa căng tức nhưng Thái cũng không dám vắt vì sợ sữa sẽ tiếp tục ra. Thế nhưng, được hai ngày thì ngực Thái căng cứng, nhức buốt, chỉ chạm nhẹ cũng khiến cô đau không chịu được. Sang ngày thứ ba thì Thái phát sốt, người nhà phải đưa cô vào bệnh viện.

Ngược lại với Thái, Cúc (phố Nguyễn An Ninh, Quận Hoàng Mai) lại mãi mà vẫn không chấm dứt được tình trạng tiết sữa mặc dù đã cai sữa cho con từ lâu. Bởi vì mỗi khi thấy bầu sữa căng đau, khó chịu là cô lại vắt bỏ hết đi cho bớt căng. Kết quả dù con đã không còn bú sau gần một năm mà hai bên ngực Cúc vẫn tiếp tục tiết sữa.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Lan (phòng Khám chuyên khoa sản Hải Thanh, Cầu Giấy, Hà Nội) nhiều mẹ khi cai sữa cho con thường mắc một trong hai sai lầm:

- Thứ nhất là khi cai sữa thấy đau thì ra sức vắt bỏ sữa đi cho bớt căng dẫn đến tình trạng khó chấm dứt được sự tiết sữa tự nhiên của vú. Vì khi vắt đi như vậy cũng giống như khi bé còn bú nên sẽ tiếp tục kích thích các tuyến sữa tiết sữa.

- Trường hợp ngược lại, dù ngực cương đau, căng cứng nhưng lại cứ để mặc không động vào thì cũng không phải là cách làm đúng. Điều này có thể dẫn đến sữa bị ứ đọng, ách tắc lại trong hệ thống các ống dẫn gây cảm giác rất đau đớn do bầu vú bị sưng tấy, viêm tia sữa, nặng hơn có thể bị áp xe vú.

Muốn cai sữa cho con để con vẫn ngoan mà mẹ cũng vẫn khoẻ thì cần phải tiến hành từ từ, từng bước một. Không nên để bé dừng bú một cách đột ngột mà nên giảm dần các cữ bú trong ngày cho bé, thay vào đó là các bữa ăn dặm hoặc sữa ngoài. Như vậy bé sẽ có một khoảng thời gian “chuẩn bị tinh thần” để chính thức quên vú mẹ đi mà không bị “hẫng”, đồng thời cơ thể người mẹ cũng tự nhiên dần điều chỉnh lượng sữa tiết ra giảm bớt khi bé không bú liên tục như trước.

Sau khi cai sữa phần lớn chị em đều cảm thấy tình trạng hai bên vú căng lên. Đó là do sữa được tiết ra bơm đầy vào các ống dẫn sữa chạy dọc trong bầu ngực dẫn ra phía đầu vú. Nếu lượng sữa này được bé bú (hay hút đi) thì theo cơ chế tự nhiên, nó sẽ tiếp tục kích thích quá trình tạo sữa mới. Nếu càng vắt sữa sẽ càng tiết ra nhiều, đặc biệt là trong thời gian một năm đầu tiên sau sinh.

Nếu thấy ngực căng cứng, sữa về nhiều gây đau đớn, khó chịu thì có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm nóng chườm nhẹ nhàng hai bên vú cho mềm rồi vắt bớt đi một chút, tránh để sữa đông vón lại trong vú gây viêm, áp xe vú nhưng không nên vắt cạn kiệt. Cũng giống như cai cho bé, việc vắt sữa này cần làm từ từ, giảm dần lượng sữa và thưa dần khoảng cách giữa các lần vắt.

Hiện nay để cai sữa dễ dàng, có một số loại thuốc có thể trợ giúp cho các bà mẹ để bớt đi cảm giác đau đớn, khó chịu vì căng tức sữa. Ví dụ, một số dẫn chất làm giảm nồng độ prolactin trong máu hoặc ức chế hoạt tính của prolactin nên giảm tiết sữa. Hay có một loại thuốc dùng chữa bệnh Parkinson nhưng cũng có tác dụng giảm tiết sữa, chữa cương tuyến vú là Bromocricptin. Các thuốc tránh thai hỗn hợp chứa estrogen và progesteron cũng có tác dụng làm giảm tiết sữa.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Thanh Lan, chị em không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Nếu cần thiết phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định dùng.

Theo Đất Việt

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Sử dụng điều hòa thế nào giúp bé khỏe mạnh?

Muốn đảm bảo sức khỏe của bé trong mùa hè, cha mẹ cần biết cách sử dụng điều hòa cho hợp lý.

Khả năng miễn dịch của trẻ tương đối kém, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, khả năng miễn dịch chỉ bằng 1/2 người lớn. Trong thời gian dài nếu trẻ ở trong môi trường điều hòa ô nhiễm dễ mắc bệnh truyền nhiễm và phát bệnh.

Vì thế, cha mẹ của trẻ nên định kỳ khử độc cho điều hòa, mỗi ngày nên định kỳ mở cửa sổ để chút ánh nắng vào nhà, thanh lọc không khí trong phòng, giúp trẻ khỏe mạnh.

Thời gian dài trong môi trường điều hòa, không khí không lưu thông, môi trường không được cải thiện dễ làm trẻ có những phản ứng bất thường như choáng vàng, nhức tai, thiếu lực, tắc mũi...Nghiêm trọng hơn trí nhớ của trẻ giảm sút, da khô và ngứa.


Làm thế nào sử dụng điều hòa cho hợp lý? Để phòng chống điều hòa làm tổn thương đến trẻ nên chú ý một số biện pháp dưới đây:

1. Lựa chọn đúng loại điều hòa có tính bảo vệ.

2. Nhiệt độ bên trong và bên ngoài không chênh lệch quá 3 - 6 độ là thích hợp nhất, nhiệt độ thích hợp nhất nên điều chỉnh là 28 độ, nhiệt độ quá thấp dễ làm huyết quản co lại, gây nhiều bệnh tật.

3. Do làn da của trẻ còn quá non, phần nước dễ bị mất đi khi ở trong môi trường điều hòa, vì thế nên cung cấp đủ nước cho trẻ.

4. Mở cửa sổ thông khí, phòng chống vi khuẩn gây bệnh

5. Định kỳ làm sạch màng lọc điều hòa.

6. Khi cho trẻ ngủ trong phòng điều hòa, buổi tối đắp một chiếc chăn nhỏ để tránh sau khi trẻ ngủ say toàn lỗ chân lông giãn nở và bị cảm lạnh.

Socola

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Có hay không chế độ dinh dưỡng thông minh?


Ai cũng muốn con mình được khỏe mạnh, xinh đẹp, thông minh, học giỏi. Vì vậy, các bà mẹ ngày càng quan tâm đến những công thức dinh dưỡng cho trẻ em để tăng trí thông minh. Vậy có hay không chế độ dinh dưỡng thông minh?

Chế độ dinh dưỡng cho trí thông minh và sự phát triển toàn diện của trẻ

Chế độ dinh dưỡng thông minh là chế độ dinh dưỡng đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất cơ bản như bột đường, đạm, béo, các loại vitamine, khoáng chất, chất xơ, và các dưỡng chất quan trọng để hình thành và phát triển não bộ như DHA, ARA… Bên cạnh đó, các kiến thức và kỹ năng về dinh dưỡng trẻ em cũng cần được hiểu biết chính xác và khoa học như cho trẻ ăn đúng thời điểm, đủ số lượng, đủ chất…

Có thể giúp trẻ phát triển thông minh bằng dinh dưỡng hợp lý

Mỗi độ tuổi, một chế độ dinh dưỡng khác nhau

Trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển cần một chế độ dinh dưỡng khác nhau:

- Trẻ 0 - 6 tháng: Bú sữa mẹ là tốt nhất, không có sữa mẹ thì uống sữa bột công thức 1.

- 7 - 8 tháng: Tập ăn bột loãng rồi sệt dần, từ ít đến nhiều. Sữa vẫn còn là thức ăn chủ yếu.

- 9 - 12 tháng: Bột, cháo hơi đặc một chén ngày cho ăn ba lần. Một chén cháo cần có đủ bốn nhóm thực phẩm là bột đường, đạm, rau và dầu ăn. Sữa công thức 2 tối thiểu 600ml mỗi ngày.

- 13 - 24 tháng: Cháo đặc một chén ngày cho ăn ba lần, có thể tập ăn thêm bún, mì, nui, phở… Dùng loại sữa cho trẻ trên một tuổi hoặc sữa tươi ít nhất 700ml/ngày.

- 24 - 30 tháng: Tập ăn cơm nát sau đó là cơm hột với thức ăn xé nhỏ, cắt nhuyễn. Sữa ít nhất 700ml/ngày.

- Trên 36 tháng: Cơm, cháo, bún, nui, sữa và trái cây tươi.

Các thực phẩm cần thiết cho trí não

Cần cung cấp thực phẩm có chất béo (cả chất béo no, béo không no, cholesterol… trong mỡ cá, dầu thực vật, mỡ heo…) để hình thành hệ thần kinh và màng tế bào thần kinh. Các acid béo quan trọng cho việc hình thành cấu trúc và chức năng của não như DHA, ARA rất quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là trong ba năm đầu đời.

Nguồn dinh dưỡng của não chính là chất đường glucose được cung cấp từ cơm, cháo, bún, mì, khoai…

Não cũng cần các acid amin từ thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa… để hoạt động linh hoạt và minh mẫn.

Chất sắt là nguyên liệu để tạo não và tế bào hồng cầu trong máu giúp nuôi dưỡng cơ thể. Sắt có nhiều trong thịt, gan, huyết, lòng đỏ trứng, cá… và sẽ được hấp thu dễ dàng nếu bữa ăn có đầy đủ rau, trái cây.

Chất iốt được cung cấp đầy đủ sẽ giúp hình thành não bộ hoàn chỉnh, iốt cũng là nguyên liệu để tổng hợp hormone tuyến giáp rất cần thiết cho tăng trưởng và sự sống.

Các vitamine và khoáng chất khác như vitamine nhóm B, vitamine E, kẽm… cũng có tác động lên hoạt động não bộ.

Nói chung, một chế độ ăn đủ lượng, đủ chất, đa dạng thực phẩm, thay đổi món thường xuyên sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng thông minh cho trẻ.

Theo Phụ nữ TP HCM

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

8 gợi ý làm vợ tốt



Một người vợ tốt thì trước tiên, không nên cãi nhau với chồng trong phòng ngủ. Cả hai bạn cần thống nhất quan điểm cần tranh luận ở đâu và khi nào. Hãy để phòng ngủ là nơi để nghỉ ngơi...

Ngoài ra, bạn cũng cần giữ cho phòng ngủ sạch sẽ, gọn gàng, xứng đáng là “chốn tình yêu” sau một ngày bận rộn.

Những gợi ý còn lại để trở thành người vợ tốt, từ Bayondjane:

2. Không bao giờ phê phán chồng trước mặt người khác. Bạn không muốn bị như thế thì cũng đừng làm điều đó với anh ấy. Chồng bạn chính là người bạn yêu thương vì thế, bạn cần tìm cách ứng xử phù hợp.

3. Hãy nhớ lý do vì sao chồng bạn làm việc muộn. Đó là để nâng cao mức sống cho cả gia đình. Đừng cằn nhằn vì anh ấy ít có thời gian rỗi cho vợ con. Nếu bạn thấy chồng stress, hãy trò chuyện với anh ấy, đưa anh ấy đi nghỉ…

4. Có thể lên kế hoạch làm việc gì đó cùng nhau, gồm những điều bạn thích và anh ấy cũng vậy. Vợ chồng bạn có thể về bên nội – ngoại, đi thăm họ hàng, picnic…

5. Khi chồng bạn có thời gian rảnh ở nhà, đừng làm anh ấy thấy quá tải bởi đống việc nhà và những lời than vãn của bạn. Hãy giúp chồng bạn thư giãn để sáng thứ hai, anh ấy thoải mái khi quay lại với công việc thường ngày. Hãy thảo luận với chồng những việc cần làm, lên kế hoạch và lắng nghe ý kiến của anh ấy. Nếu vợ chồng bạn thấy quá sức thì thuê giúp việc theo giờ là giải pháp tối ưu.

6. Không cần thiết phải tặng hoa nhưng nên nhớ, đàn ông cũng thích điều bất ngờ. Cặp vé cho sự kiện thể thao, bia ngon trong tủ lạnh, bữa ăn trưa đặc biệt, một bộ phim yêu thích hoặc một tin nhắn ngọt ngào nói rằng bạn yêu anh ấy cũng rất có ý nghĩa.

7. Bạn bè của chồng bạn thật “khủng khiếp” nhưng anh ấy không nghĩ như thế. Đừng bắt chồng phải bỏ bạn, mà thay vào đó, hãy đơn giản mối quan hệ bạn bè của anh ấy. Bởi vì, chắc bạn cũng không muốn anh ấy đối xử tồi với bạn bè của vợ.

8. Mẹ chồng có thể “không mê được” nhưng nên nhớ, đó là mẹ của anh ấy. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết sống hòa thuận.

Theo Mẹ và bé

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Kim bấm giấy lọt vào dạ dày của 2 cháu bé



Bú kém, dễ nôn và khóc quấy, khám nhiều nơi vẫn không tìm được nguyên nhân, bé trai 4 tháng tuổi và bé gái một tuổi cuối cùng đã được bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, tìm thấy những cây kim bấm nằm trong dạ dày.

Nhận được kết quả chụp X-quang dạ dày có dị vật, hai gia đình đều bất ngờ. Tuy nhiên sau khi nhớ lại, phụ huynh cho biết trước đó các bé đã có tiếp xúc với kim bấm (loại kim dùng để bấm giấy).

Mẹ của bé gái 12 tháng tuổi cho biết, trước đó vài ngày, bé có cầm hộp kim bấm chơi. Sau đó cháu bắt đầu bú kém và nôn trớ nhưng không ai nghĩ bé đã nuốt kim.

Phụ huynh của bé 4 tháng tuổi thì cho biết, nguyên nhân khiến con chị nhập viện có lẽ do những cây kim bấm còn dính trên đôi găng tay mà chị mới mua từ siêu thị, sau đó mang vào tay cho bé mà quên tháo bỏ.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, không dễ phát hiện nguyên nhân bệnh khi chỉ căn cứ vào việc bé khóc quấy, nôn trớ và bú kém. “May mắn là trong miệng của cả hai bé còn có những vết xước nhỏ. Cũng rất may là những cây kim không bị vướng lại trên đường tiêu hóa mà chui luôn xuống dạ dày”, một bác sĩ nói.

Sau hơn 10 ngày điều trị, hiện các cháu hồi phục tốt và đã được xuất viện.

Qua hai trường hợp trên, các bác sĩ khuyên phụ huynh phải thật sự cẩn thận không cho trẻ nhỏ tiếp xúc với kim bấm và các vật dụng tương tự. Những vật dụng mới mua từ siêu thị cũng cần được kiểm tra và tháo bỏ các kim bấm thường được người bán bấm vào niêm yết giá.

VNE

Đong thuốc bằng thìa là hại trẻ



Các bậc cha mẹ được cảnh báo không nên đong thuốc cho trẻ bằng thìa, vì nguy cơ quá liều là rất lớn.

Các chuyên gia từ Hy Lạp và Mỹ đã tìm hiểu 71 chiếc thìa canh và 49 chiếc thìa uống trà được thu thập từ 25 gia đình. Dung tích của mỗi chiếc được đo lại cẩn thận.

Họ phát hiện thấy thìa canh có dung tích dao động rất khác nhau, từ 2,5 ml tới 7,3 ml, đồng nghĩa với việc trẻ có thể bị uống một liều rất không chính xác.

Nếu dùng loại thìa canh lớn nhất, các bậc cha mẹ đã cho con mình uống thuốc nhiều hơn 192% so với khi dùng chiếc thìa nhỏ nhất. Một vài loại thìa uống trà còn lớn gấp đôi những chiếc khác.

Thay vào đó, theo nhóm nghiên cứu, cha mẹ nên sử dụng những dụng cụ đong đặc biệt đi kèm với thuốc, hoặc mua chiếc chìa có vạch đo trên đó.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo con họ được uống đúng liều theo độ tuổi.

Viết trên tạp chí International Journal of Clinical Practice, các chuyên gia cho biết không chỉ có nguy cơ quá liều, mà một vài trẻ còn có thể bị uống không đủ liều.

"Thìa canh và thìa uống trà là những dụng cụ đo không tin cậy, và vì thế người ta không nên sử dụng chúng để cho trẻ uống thuốc".

Giáo sư Matthew Falagas, giám đốc Viện Khoa học Y sinh Alfa ở Athens, một trong những tác giả nghiên cứu nhận xét: "Sự khác nhau giữa những chiếc thìa trong nhà là đáng kể. Và điều đáng nói là trẻ con dễ bị thương tổn bởi những sai sót về liều lượng nhiều hơn hẳn so với người lớn".

Ông cũng khuyến cáo chính các bậc cha mẹ nên tránh sử dụng thìa canh trong nhà để đong thuốc cho mình.

VNE

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

Phòng bệnh viêm họng cấp ở trẻ em

Họng với nhiều chức năng sinh lý khác nhau như: nuốt, thở, phát âm, vị giác… là ngã tư đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống, cho nên là nơi rất thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh, đặc biệt là viêm họng cấp ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh thường

Bệnh viêm họng cấp chiếm tỷ lệ hàng đầu trong số lần khám tại các phòng khám nhi khoa. Bệnh xuất hiện do vi khuẩn như: phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng hay virus gây nên như: virus cúm, sởi… Nguy hiểm hơn cả là do liên cầu trùng bê-ta tan máu nhóm A gây nên, từ viêm họng dẫn đến biến chứng thấp tim, thấp khớp, viêm thận. Một số nguyên nhân khác cũng có thể làm cho trẻ em viêm họng như: do khói thuốc lá, do bụi bẩn, do môi trường sống của bé không trong sạch, do bị dị ứng mãn tính, hay do nhiệt độ phòng ngủ của bé không thích hợp…

Về triệu chứng, viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39 - 40oC, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Với bé còn bú mẹ, viêm họng thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, há miệng khi ngủ, bức rứt khó chịu và quấy khóc. Với trẻ lớn hơn thường kêu đau vùng họng, chán ăn nên dễ làm cho cha mẹ nhầm tưởng rằng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng…

Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày là khỏi hẳn, nếu kéo dài hơn dễ gây nên các biến chứng, nhất là vào tuần thứ hai, thứ ba như: thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, bệnh viêm tấy quanh amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, nhiễm trùng huyết. Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim, thấp khớp và viêm cầu thận ở trẻ em, do liên cầu trùng bê-ta tan máu nhóm A, từ viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp và cầu thận. Khi bị biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân. Và một biến chứng phổ biến nhất là chuyển từ viêm họng cấp tính trở thành viêm họng mãn tính, đây là cơ hội để bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Về điều trị, với em bé dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38ºC thì nên cần nhanh chóng được thăm khám, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa nhi, tránh tự ý điều trị, vì trẻ em sốt cao rất dễ đưa đến co giật, lau mát cho trẻ bằng nước ấm, tránh ủ nhiều quần áo, thực hiện đúng theo toa thuốc của bác sĩ, sau khi uống thuốc theo toa vẫn chưa đỡ, sau 24 - 48 giờ, bệnh không thuyên giảm thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị.

Phòng bệnh được không?

Ông cha ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì vậy, cần có giải pháp để phòng bệnh. Cần vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày như: đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng. Khi mắc bệnh răng, miệng, xoang, mũi... cần được điều trị dứt điểm tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan vào gây viêm họng. Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa. Cần cho bé uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn do tình trạng kháng thuốc. Cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi. Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo hay ăn kem.

Với phòng ngủ, cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, nhiệt độ lý tưởng cho trẻ là khoảng 24 – 26oC. Nếu sử dụng quạt, nên cho trẻ nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn giúp trẻ dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ, quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió. Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, đánh răng sau mỗi bữa ăn, tập thể dục. Tập thói quen rửa tay trước khi ãn và rửa tay sau khi đi vệ sinh. Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng đủ dưỡng chất, uống vitamin A đầy đủ theo hướng dẫn, tắm nắng chống còi xương, suy dinh dưỡng. Luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người, tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, khói bụi.

Đối với phòng bệnh thấp tim, cần được dự phòng bằng kháng sinh penicillin. Theo ước tính, có khoảng 5% trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp do liên cầu. Dự phòng bằng cách tiêm bắp, với liều duy nhất penicillin benzathin, với trẻ dưới 10 tuổi dùng 600.000 UI, trên 10 tuổi 900.000 UI. Hoặc có thể dùng penicillin V bằng đường uống với liều 200.000 - 250.000 UI, uống 3 hay 4 lần trong ngày, uống 10 ngày liền. Nếu bệnh nhi có phản ứng với penicillin thì cho uống erythromycin với liều 45mg/kg thể trọng trong một ngày, uống liền trong 10 ngày. Hiện nay vắc-xin chủng ngừa liên cầu trùng bê-ta tan máu nhóm A đã thực hiện thành công, nhưng giá thành còn cao.

Theo BS.CKI. Trần Quốc Long - SKĐS

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

"Sợ yêu" vì... quá nóng


23h, anh vừa vòng tay ôm vợ, định bắt đầu màn “ve vãn” thì cô hất tay ra: “Trời ạ, đã nóng chết người còn lắm chuyện”.

Trưa 7/7, tại một quán bia trên đường Tăng Bạt Hổ (Hà Nội), nhóm 5 người đàn ông vừa cụng ly vừa than về cái nóng. Một anh nói: “Tôi nhớ ngày xưa đọc sách, có ông nhà văn nào đó mô tả cái nắng hè miền Trung rất kinh khủng, nóng đến nỗi động vật đến kỳ giao phối cũng hết muốn đi tìm nhau. Giờ thì ngay tại Hà Nội, chuyện đó cũng xảy ra ở nhà tôi rồi”. Mấy ông bạn nhậu cười ầm, hò nhau cụng ly chan chát, rồi bắt anh chàng kia kể chuyện nắng nóng đã gây thiệt hại cho “cái sự sung sướng” của anh ta như thế nào.

Chuyện như sau: Tối hôm qua, quãng 22h, khi hai đứa con anh đến giờ đi ngủ thì cái máy điều hòa đang chạy ro ro bỗng nhiên “đình công”. Kỳ cạch xem xét, sửa sang một hồi không ăn thua, mồ hôi toát ra đầm đìa trong căn phòng mất dần độ mát, anh vứt tua vít đánh cạch, bảo: “Bó tay, chờ mai gọi thợ vậy”. Nhà có cái quạt điện nhỏ nhưng vẫn nóng, đứa nhỏ khóc nhèo nhẽo mãi, đứa lớn thì hết lật bên nọ đến bên kia, mẹ chúng phải vỗ về mãi mới ngủ. Nhìn vợ bỏ cả áo ra cho mát, anh lại thấy trong lòng hứng khởi, nhưng vừa quàng tay ôm vợ định khởi động cuộc “mây mưa” thì bà xã hất tay ra gắt gỏng: “Trời ạ, đã nóng chết người còn lắm chuyện, thôi ngủ đi”. Biết vợ quá mệt với lũ con và cái nóng, anh đành tiu nghỉu đi ngủ.

Vợ chồng Thiện – Hòa ở quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng bị cái nóng làm đứt đoạn kế hoạch “yêu đương”. Cách đây hai hôm, khi đã dỗ được con sang ngủ với bà, họ nháy nhau chuẩn bị cho đêm lãng mạn. “Tớ đang tắm thì mất điện, người vẫn đầy xà phòng. Thế là phải mò mẫm một lúc mới giải quyết xong vụ tắm táp và mặc được quần áo, chẳng biết là có mặc trái đồ không nữa. Bực mình nên hứng thú cũng giảm gần hết rồi”, chị Hòa kể.

Về phòng, chị lại mò mẫm thắp nến, ánh nến mọi hôm trông lãng mạn mà hôm đó làm chị càng thấy nóng và bí. Thế nên khi chồng chạm vào người, Hòa bảo: “Thôi, nóng lắm, để có điện hẵng hay”, rồi vùng vằng ôm gối xuống sàn nhà nằm. Hình như Hòa nói trúng ý chồng, nên Thiện không nài thêm câu nào, cũng vứt một cái gối xuống sàn gạch, hai vợ chồng nằm xa nhau cho đỡ nóng. Một lát sau, có điện. Nhưng lúc đó Hòa đã thiu thỉu ngủ, Thiện làm “vài động tác thăm dò” thấy vợ không phản ứng gì cũng ngủ nốt, thế là kế hoạch phá sản.


Điều xảy ra với các cặp vợ chồng vừa kể dù sao cũng chỉ là sự cố. Với nhiều đôi khác, “tạm dừng yêu” vì nóng không phải là chuyện của một đêm, mà là cả một đợt khá dài khi không khí Hà Nội cứ hầm hập như lò lửa ngay cả lúc đêm khuya. Vợ chồng anh Thành ở Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một trong số đó. Nhà kinh tế khó khăn nên họ chỉ có thể lắp một máy điều hòa ở phòng bố mẹ già. Những ngày nóng, hai đứa con cũng được gửi sang phòng đó. Còn phòng của Thành chỉ có quạt cây. Những ngày này, cây quạt đó không đủ làm mát cho căn phòng. Cả hai vợ chồng đều ngủ không ngon giấc, nhưng dù tỉnh dậy nhiều lần cũng chẳng nghĩ gì đến “chuyện ấy”.

“Về nhu cầu đàn ông, mình cũng thuộc loại được đấy”, Thành khoe, “nhưng mà nóng như này thì cũng chịu. Thở còn chả được, sờ lên người nhơm nhớp mồ hôi, mặt thì bóng như chảo mỡ, còn nói gì đến ôm ấp, vuốt ve”. Có lẽ chừng nào đất trời Hà Nội còn chưa hạ nhiệt thì chuyện “phòng the” của họ vẫn phải gác lại.

Một số cặp vợ chồng thì trong cái khó tìm cách ló cái khôn. Sau ba tháng công tác xa nhà, anh Lâm (Thanh Xuân, Hà Nội) trở về Hà Nội đúng đợt nóng kinh khủng này. Nhà không có điều hòa, “nhịn yêu” thì không được. Hai vợ chồng đành nháy nhau đi thuê nhà nghỉ để diễn màn “hội ngộ”. Khi đã dịu “cơn khát”, họ muốn ở lại đó cả đêm cho mát, nhưng ngại với gia đình nên chỉ dám hưởng thụ vài giờ rồi lại về “chia lửa” với cả nhà.

Còn vợ chồng Phi – Vân (quận Đống Đa, Hà Nội) lại tìm ra giải pháp yêu đương trong một lần phát điên vì nóng. Tối đi uống bia về, người đang hừng hực và đẫm mồ hôi, Phi chỉ muốn tắm một cái cho mát nhưng khổ nỗi vợ anh cứ “chiếm đóng” cái nhà tắm mãi không ra. Giục mấy lần, chị cáu: “Em còn lâu mới xong, anh có sốt ruột thì vào đây tắm cùng”. Thế là anh chàng ôm đồ vào thật. Nước mát làm cho Phi thấy phởn phơ hẳn ra, nhìn thấy vợ lại tươi tắn, ngon lành. Thế là một cuộc yêu đương mãn ý chưa từng có xảy ra. Phi rất hài lòng với địa điểm yêu đương này, vì biết chắc trong căn phòng ngủ nóng bức, mình sẽ “không làm ăn gì nổi”.

Thực ra, những “bí quyết” của Lâm, Phi thì nhiều người cũng biết, có điều không phải ai cũng áp dụng. Anh Thành chia sẻ: “Tôi cũng có nghĩ đến chuyện thuê nhà nghỉ, nhưng thấy cách rách, ngại, phiền. Nếu mà bức xúc quá thì cũng đi, nhưng mà nói thật, nóng thế này, đừng nói có ‘làm gì’ được hay không, mà ngay cả ý nghĩ, hứng thú về nó cũng đã bị triệt tiêu gần hết, nên không nhiệt tình tìm cách để yêu đương. Thôi cứ để tự nhiên vậy, chờ khi trời mát hẵng hay”.

Theo Báo Đất Việt

Món ăn chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Suy dinh dưỡng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Y học cổ truyền gọi bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ là bệnh cam, liên quan đến hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nên còn gọi là cam tích

Nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần.

Bệnh cam tích ở trẻ chia thành 3 thời kỳ: thời kỳ khí cam, thời kỳ cam tích và thời kỳ cam khô. Ở thời kỳ đầu trọng lượng của trẻ thường giảm nhẹ hoặc không tăng cân, biếng ăn; ở thời kỳ thứ hai trẻ kém phát triển chiều cao hoặc không phát triển, người gầy, cơ bắp nhẽo, da bụng mỏng, xương sườn lộ rõ; thời kỳ thứ ba cơ thể trẻ suy yếu, sắc mặt trắng xanh hoặc hơi vàng, da, tóc khô, bụng trướng, tinh thần bứt rứt, buồn bực, chán ăn... Ở thể nặng trẻ thường kèm theo các bệnh khác như thiếu máu dạng thiếu sắt, rối loạn chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh đặc biệt là suy giảm khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh khác. Để phòng bệnh cam ở trẻ, chế độ nuôi dưỡng là rất quan trọng ngay từ những ngày đầu khi trẻ ăn dặm. Xin giới thiệu một số món ăn - nước uống bổ dưỡng, chữa bệnh cam ở trẻ để các bà mẹ có thể tham khảo thực hiện.

Cháo ý dĩ:

Ý dĩ 50g, cháy cơm 30g, hạt sen 50g, đường 30g. Ý dĩ xay thành bột. Cháy cơm loại vàng ngon phơi khô sao vàng xay thành bột. Hạt sen ngâm với nước chanh một đêm hôm sau vớt ra phơi khô tán bột. Tất cả cho vào nồi thêm cho nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc còn nóng, chia 3 lần trong ngày, cần ăn từ 10 - 20 ngày.

Món cháo ếch.

Cháo thịt cóc:
Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ. Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều, khi cháo sôi lại là được. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng. Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn.
Cháo củ mài:
Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 15 ngày.
Cháo ếch:
Ếch 1 con (150 - 200g), cà rốt 50g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ. Ếch làm thịt bỏ đầu và nội tạng, bỏ bàn chân, ướp mắm muối trong 20 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch mài thành bột. Cho gạo và ếch vào ninh nhừ thành cháo, trước khi ăn cho cà rốt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.
Cháo chim cút:
Chim cút 1 con (250 - 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ. Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.
Bột chữa cam:
Gạo nếp 200g, củ mài 50g, củ súng 15g, ý dĩ 10g, sơn tra 10g, trần bì 10g. Gạo nếp ngâm ngập nước một đêm vớt ra để ráo rồi rang trên lửa nhỏ cho vàng. Các thức khác đều sấy khô. Tất cả tán thành bột mịn. Cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê đầy, thêm chút đường hoà vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Cần uống liền 1 tháng.
Gan gà hấp:
Gan gà 150g, phục linh 10g, bột gia vị vừa đủ. Phục linh tán thành bột. Gan gà rửa sạch thái vừa miếng ướp gia vị. Trộn bột phục linh với gan gà cho đều hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5 - 10 ngày. Có thể thay gan gà bằng gan lợn.
Cá quả hấp:
Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép vừa, bột gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2 - 3 nhát. Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá, sau 20 phút đem hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn. Khi ăn gỡ lấy thịt cá nạc và nước, ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.

Lưu ý:

Nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Do hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu nên thức ăn phải nấu nhừ, cần cho ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín; không nên cho trẻ ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, tanh, các đồ sống, lạnh tránh rối loạn tiêu hóa dẫn đến các chứng cam; không ăn các loại gia vị cay nóng.

Tạo cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ...

Tăng cường vận động, xoa bóp cho trẻ.

Theo Lương y Đình Thuấn
SKĐS

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010

Rèn thông minh như 'cây kim có mài thì mới nhọn'

James Nguyễn Vũ Thành Nam, sinh 7/1/2009, ảnh lúc 10 tháng tuổi,  thích đi chơi công viên, chơi đồ chơi có bạn Thomas và ăn kem.

Tôi nhận ra một điều rằng, không phải cái gì cũng tự nhiên mà có được, như cây kim có mài mới có nhọn. Nên tôi luôn chú trọng việc đào tạo, rèn luyện con từ lúc mới sinh...

Lúc còn độc thân, tôi chẳng bao giờ để ý đến những từ ngữ liên quan đến việc nuôi dạy con cái sau này của mình. Nhưng từ khi sinh con, tôi luôn suy nghĩ phải làm sao để con mình thật thông minh và khỏe mạnh. Rồi tôi mới ngẫm nghĩ tới hai từ “Nuôi Dạy”. Tại sao hai từ này phải đi đôi với nhau? Thiếu đi một từ sẽ như thế nào nếu áp dụng thực tế?

Theo tôi, nếu tôi chỉ “nuôi” con, tức là cho ăn, cho mặc đầy đủ... nhưng con tôi có thể trở thành người tốt, có thể tự lo cho mình và có ích cho xã hội không? Còn nếu tôi chỉ “dạy” thì con tôi có đủ sức khỏe để tiếp thu những gì tôi truyền đạt hay không? Chính vì vậy, hai từ trên phải luôn đi đôi với nhau mới mang lại hiệu quả nhất trong việc nuôi dạy con cái. Nhưng, phải nuôi như thế nào? Dạy như thế nào?

Không phải ai cũng có thể trả lời chính xác hai từ trên, thậm chí cả những bà mẹ có rất nhiều con đã lớn và thành tài. Bởi vì, chính ba mẹ mới là người hiểu con nhất, với mỗi đứa con của mình sẽ có phương pháp nuôi dạy riêng.

Tôi cũng vậy, tôi cũng có phương pháp nuôi dạy riêng của mình, tôi không thể nhất định lấy những phương pháp thành công đối với con người khác cho con mình được. Với tôi, để có đứa con thông minh khỏe mạnh là cả một nghệ thuật chứ không đơn giản như người ta hay nói “Trời sinh trời nuôi”, mà tôi luôn thực hiện đúng câu “Dạy con từ thuở còn thơ...”.

Từ khi phát hiện mình có thai, tôi lên kế hoạch khám thai, tiêm ngừa và ăn uống cho thật đầy đủ chất dinh dưỡng, nào là: uống nhiều nước, uống sữa, uống bổ sung sắt, vitamin, canxi... Tôi ăn đa dạng thực phẩm, chứ không hạn chế món nào hết ngoại trừ những gia vị như cay nóng ớt, tiêu... vì sợ làm... hỏng mắt con!

Bên cạnh đó, mặc dầu phải đi làm, tối về thì mệt mỏi nhưng tôi luôn tranh thủ nói chuyện với con mọi lúc mọi nơi.

Tôi khỏe mạnh đến lúc sinh, con trai đầu lòng tôi chào đời với chiều cao và cân nặng đạt chuẩn: 3kg, 50 cm. Vì phải đi làm, nên tôi cho con ăn sữa mẹ được 4 tháng thì chuyển sang sữa ngoài, thời gian đầu bé không chịu ăn nên bà ngoại phải đút từng muỗng từ ít đến nhiều để đảm bảo dinh dưỡng cho con. Khoảng một tháng sau bé chịu sữa ngoài và bú bình thật ngon lành.

Ban ngày thì tôi đi làm, chiều về vừa cho con bú vừa trò chuyện với con. Chính vì hay trò chuyện nên bé nhà tôi cứ “ê a” suốt ngày, mới 4 tháng tuổi bé biết quay đầu lại phía nghe người khác gọi tên mình rồi. Lúc này, bé đã biết lật, cầm lục lạc lắc lư rồi... quăng. Tôi hay hát và cầm tay bé vỗ vào nhau thì bé rất thích, cười tít mắt luôn! Bất cứ nơi nào, hễ có vật gì là tôi liền chỉ cho bé biết đó là cái gì; lúc đó, bé đều chăm chú nhìn theo và tôi biết rằng bé đang tiếp thu mặc dù bé chưa nói được.

Gần 6 tháng, tôi cho bé ăn dặm bột ngọt, chắc có lẽ món mới nên bé rất hứng thú nhưng chỉ ăn được vài muỗng là...quay đầu chổ khác. Tôi cho bé ăn thêm phomai, sữa chua... tuy chỉ ít thôi để bé làm quen. Trộm vía, bé khá cứng cáp, ngồi vững và chơi một mình ở tháng tuổi này và còn trườn nữa chứ. Bé cứ gọi papa, um um, ... suốt ngày. Tôi rất vui khi một hôm tôi thấy bé tự vỗ tay và ê a nói gì đó như ca hát, giống như lúc trước tôi vừa hát vừa cầm tay bé vỗ vào nhau.

Đến tháng thứ 7, bé mọc hoàn chỉnh 2 cái răng cửa dưới đầu tiên, tôi chuyển sang cho bé ăn bột mặn ngày 2 lần, tôi không dùng bột chế biến sẵn mà mua bột gạo cao cấp chế biến với thức ăn tươi hàng ngày theo tỷ lệ đạm: vitamin: dầu – 3:2:1, còn bột thì tăng từ loãng đến đặc. Vừa bổ, vừa ngon lại đa dạng nên con ít khi không chịu ăn. Chính vì cái gì, con gì thấy, tôi đều chỉ nên khi gặp con chó, con mèo, con thằn lằn, bé ê a rồi trườn tới.

Đến tháng thứ 8, bé trườn dài hơn, tôi tập bé bò, tuy nhiên hễ nâng người chút xíu là bé chống chân đứng dậy vì lúc này bé thích đứng không chịu bò, bé có thể vịnh thành cũi để đứng lên mà không cần trợ giúp từ ba mẹ...

Đến gần tháng thứ 9, tôi cho bé ăn cháo loãng nhừ không xay với tất cả các loại thịt, cá, trứng, tôm... và nhiều loại rau củ băm nhuyễn công với dầu ăn cho bé. Bé ăn rất ngon lành, một ngày có thể ăn 2 chén cháo hơi lưng, sữa thì tầm 600-700 ml, 1 hủ sữa chua, 10g phomai và trái cây...

Lúc này, bé hay đòi hỏi, nhỏng nhẽo, hễ thấy ai đội nón là nhào tới đòi bồng đi. Chơi một mình được một lát là vịn tường đứng dậy, men theo tường mà đi. Buồn nữa, thì khóc đòi bồng rồi phát ra từ “di....choi” nên mọi người dịch là “đi chơi”vì lúc nhỏ mỗi lần bồng bé đi ra ngoài tôi đều nói “đi chơi con ơi”, nên vì vậy mà bé biết nói từ “đi chơi” sớm vậy. Gặp con chó thì kêu “umh cho”. Gặp thằn lằn thì giơ tay vẫy vẫy.

Đang cầm bất cứ vật gì, hễ có ai xòe tay nói “cho đi con” là đưa ra liền rồi... giật lại. Còn một khoản rất ngạc nhiên là hồi tháng thứ 8, tôi dạy con khoanh tay, gật đầu, nói dạ. Lúc đầu, bé đẩy tay ra, không chịu, đầu thì gồng cứng... tôi vẫn cố gắng tập cho con nhưng không ép. Lúc nào con chịu thì tập, không chịu thì thôi. Bây giờ, con tôi tự nhiên nắm hai tay lại, gật đầu nói “ạ” ngon lành.

Bây giờ có thể tự đứng chựng được hồi lâu, nghe nói “nhảy đi con” là hai tay quơ quơ, chân thì nhún nhảy liền mặc dầu đứng chưa vững.

Tôi nhận ra một điều rằng, không phải cái gì cũng tự nhiên mà có được, như cây kim có mài mới có nhọn. Nên tôi luôn chú trọng việc đào tạo, rèn luyện con từ lúc mới sinh theo từng giai đoạn phát triển của bé kết hợp với dinh dưỡng hợp lý. Kết quả mà tôi đạt được là chiều cao và cân nặng của con phát triển rất tốt lại còn thông minh hiếu động nữa chứ.

Nhìn con càng lớn càng kháu khỉnh thông minh và khỏe mạnh ít bệnh vặt, tôi rất vui với kết quả mà mình đã cố gắng. Tuy nhiên, tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để con mình phát triển thật toàn diện.

Lê Thị Thanh Tuyền

Kỹ năng cho trẻ vào lớp một


Lớp một là bước ngoặt đầu đời quan trọng của trẻ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Nhiều bậc cha mẹ lúng túng nên chuẩn bị gì cho trẻ? Có nên dạy trẻ biết đọc biết viết trước, và liệu bé đã sẵn sàng chưa? Hai chuyên gia tâm lý trẻ em sẽ giải đáp vấn đề này vào 9h30 sáng 8/7.
Lớp một là bước ngoặt quan trọng, là nền tảng trong sự thành công trên con đường học vấn của trẻ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Trẻ 6-7 tuổi, tràn đầy cảm xúc, thích hành động theo xúc cảm, khó tập trung chú ý lâu vào những hoạt động đơn điệu, một số trẻ nhút nhát, kém tự tin, khó hoà nhập… Mỗi lời khen chê, mỗi điểm số của cô giáo đều có thể tạo ra những cảm xúc tích cực, tiêu cực, thậm trí gây “thương tổn”, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Vậy người lớn, đặc biệt là cha mẹ, cô giáo cần phải làm gì... để khơi nguồn các năng lực trí tuệ, cảm xúc, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và tạo dựng niềm tin, hứng thú học đường... làm nền tảng cho sự thành công ở những năm học tiếp theo?

Với trẻ bắt đầu tuổi đi học, nỗi băn khoăn lo lắng lớn nhất của không ít phụ huynh là nên chọn trường nào cho là phù hợp? Sự lựa chọn này cần dựa trên những tiêu chí gì? Có nên cho trẻ học chữ trước hay không?... Những chương trình giáo dục bổ trợ như thế nào là phù hợp, không quá sức với trẻ, hay phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bằng cách nào để có thực sự hiệu quả...

Những băn khoăn, vướng mắc trên đây của phụ huynh sẽ được hai chuyên gia tâm lý trẻ em của Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội: Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh và Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa giải đáp cặn kẽ trên VnExpress.net vào sáng thứ 5 tới.

Các chuyên gia cũng sẽ phân tích những thiếu hụt có nguy cơ dẫn đến thất bại học đường ngay trong năm đầu tiên của tiểu học, và cách giúp trẻ vượt qua những trở ngại đó để nuôi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập, giúp trẻ gặt hái thành công.

Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh từng lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Đại học Murdoch, Australia. Ông là một trong những chuyên gia đầu ngành về tâm lý giáo dục và tâm lý lâm sàng trẻ em, với trên 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực này. Ông rất tâm huyết, luôn sáng tạo và đam mê với sự nghiệp giáo dục trẻ.

Tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa tốt nghiệp cử nhân tâm lý ở Nga, sau đó làm luận án tiến sĩ về tâm lý trẻ em ở Australia. Bà có trên 20 năm nghiên cứu và giảng dạy lĩnh vực này, cũng rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ em.

Với mong muốn đưa tâm lý học vào thực tiễn giáo dục trẻ em, hai tiến sĩ cùng các đồng nghiệp đã đưa ra các chương trình giáo dục bổ trợ cho lứa tuổi mầm non (Chương trình giáo dục M.A.S.T.E.R) và lứa tuổi tiểu học (Chương trình giáo dục V.I.S.E.M.I) để kích hoạt tối đa sự phát triển các năng lực trí tuệ và giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống... được phụ huynh rất ưa thích. Đồng thời các chuyên gia cũng đưa ra các chương trình tư vấn phụ huynh: Học làm cha mẹ thông minh; Làm cha mẹ thành công, phương pháp giúp trẻ phát triển trí tuệ (IQ, CQ, EQ, SQ)... giúp cha mẹ nắm được các phương pháp giáo dục khoa học, phù hợp với tâm lý trẻ để cùng nhà trường phát huy tối đa tiềm năng của mỗi trẻ em.

VNE

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

Điểm tựa của anh



Biến chứng sau sinh đã cướp đi người vợ - người yêu đầu đời của anh. Những năm tháng đó, anh đau đớn, vất vả đến cùng cực. Khi vừa mất mát, vừa là cha, là mẹ của một đứa bé sơ sinh. Anh lại là công chức, lương nuôi mình còn chưa đủ… Rồi chúng mình gặp nhau...

Vì con, anh học thêm nghề sửa máy vi tính để kiếm sống. Tại lớp học này, anh và em trai của em gặp nhau như định mệnh. Chẳng hiểu sao cậu nhóc rất thương anh, còn tự hứa sẽ gả chị hai cho anh. Rồi anh và em gặp gỡ. Nhưng, mãi ba năm sau anh mới dám ngỏ lời yêu em… Là con trưởng trong một gia đình lao động nghèo, em phải nghỉ học sớm đi làm phụ nuôi các em đến trường. Nhờ sự hy sinh đó, cả ba đứa em đều vào đại học, trung học nghề suôn sẻ.

Có lẽ vì vậy nên khi nghĩ sẽ phải gả em cho anh, một người từng có vợ… ba mẹ em đã phản ứng quyết liệt. Khó có thể kể hết những định kiến, những ánh mắt, câu nói nặng nề của gia đình em dành cho anh lúc đó. Anh chỉ nhớ, có lúc giữa đêm, cậu út hộc tốc chạy tìm anh xin lỗi: “Thôi anh đừng yêu chị hai em nữa cho chỉ đỡ khổ, cho ba mẹ và mấy chị của em bớt làm phiền anh, anh nhé”. Em cũng phải chịu không ít thiệt thòi. Đó là sự giận lẫy điên cuồng của cu Minh, khi biết cha có người yêu đã đùng đùng bỏ học; là sự so sánh “mới - cũ” thiếu ý tứ từ các em gái của anh…

Suốt một năm trời, em lén anh đi gặp ngoại cu Minh để tìm hiểu, gần gũi hơn với cháu. Em dành thời gian chia sẻ tâm tình cùng ba cô em gái dữ hơn cọp của anh. Để rồi hết năm, khi đi lãnh phần thưởng, con trai anh đã nằng nặc đòi: “Phải có cô Hương cùng dự”. Anh cũng không biết bắt đầu từ lúc nào, nhưng hễ đám tiệc của gia đình là các cô sang tận nhà để đón em về cùng bày biện, nấu nướng. Ngoại cu Minh đã gọi anh sang, đề nghị: “Bây phải lo cưới con Hương thiệt gấp cho má! Chẳng lẽ nó phải ở vậy chờ bây hoài? Coi chừng có ngày nó đi lấy chồng thì không kịp trở tay”.

Được hậu thuẫn từ bên mình, anh tập trung tấn công phe "địch". Cha em đã nguôi giận nhưng cũng không chấp thuận chuyện cưới xin. Cuối cùng, với sự trợ sức của cơ quan anh, gia đình bên anh (gồm cả má vợ ngày xưa của anh) và em trai út của em, chúng mình đã có một tiệc cưới đơn giản nhưng thật ấm áp, hạnh phúc.

Tuy nhiên, cuộc đời không yên ả như ta vẫn mong muốn. Lên 10, con trai anh trở tính, bắt đầu so sánh tình cảm mà cha và dì dành cho em gái. Những cơn sóng ngầm của tuổi lên 10 bùng phát. Có lần, vừa về đến cổng nhà, anh nghe tiếng con quát em: “Dì mới học lớp 8 mà biết gì…” anh điếng hồn! Không kiềm chế được, anh đã giơ tay tát con thì em chạy đến, hứng trọn cái tát thay con… Mấy hôm sau em bảo anh để em thu xếp đi học buổi tối. Anh tròn mắt: “Sao em phải kỳ công?”. Em lắc đầu, xin anh chiều em một lần…

Dù những buổi tăng ca ở xưởng may không giảm, những bữa cơm ngon cuối ngày của gia đình mình cũng không trễ nãi nhưng em vẫn đều đặn đến lớp. Em học nhanh đến mức anh bất ngờ. Mới hai năm mà em đã xong lớp 12, còn xin anh cho học trung cấp kế toán. Năm con trai vào cấp III, em đã đi làm ở một cơ quan mới, với mức lương tương đương với thu nhập của anh ở cả hai nơi: sửa máy và việc hành chính. Con trai học gặp phần nào không hiểu là chạy tìm dì Hương đầy tin tưởng… Em cố vấn cho con từ cách ăn mặc, giao tiếp với bạn bè cho đến chuyện chọn ngành nghề. Anh nhớ mãi bữa tiệc ăn mừng con trai mình đậu vào Bách khoa, con đã tự hào dẫn từng bạn đến để chào và giới thiệu: “Đây là ba mẹ của Minh!”. Anh thấy em cười, mắt long lanh, tự hào hệt như Minh là con em vậy! Con gái mình thì tíu tít bên anh trai, làm anh thấy mình như sải mình giữa dòng hạnh phúc.

Tháng bảy tới là kỷ niệm 15 năm chúng mình có nhau. Có lẽ trong hai ta, em mới là người nhớ rõ nhất những tháng ngày này. Anh xin một lần được nhớ cùng em, được chia với em niềm hạnh phúc mà mình đang có. Em hoàn toàn xứng đáng được hưởng những gì hơn thế nữa… Cảm ơn em, điểm tựa của đời anh!

Theo Phụ nữ TP HCM