Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Lưu ý khi trẻ bắt đầu uống sữa tươi



Từ khi con tôi lên 2 tuổi, tôi đổi sữa bột pha công thức sang sữa tươi, vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của bé? Tôi nghe nói sữa tươi không đủ chất bằng sữa bột pha công thức có đúng không?

Sữa tươi chỉ không dùng phù hợp với trẻ nhỏ dưới 12 tháng. Bé lên 2 tuổi sử dụng sữa tươi bình thường, chỉ có một số lưu ý:

Sau khi đã chuyển sang chế độ dinh dưỡng với sữa tươi, bé cần uống khoảng 500-600ml sữa tươi nguyên chất mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung canxi cho bé từ các sản phẩm khác như phô mai, sữa chua. Đây cũng là những thực phẩm rất giàu các vi chất cơ bản như vitamin A, D và nhóm vitamin B. Kết hợp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé với 4 nhóm thực phẩm cơ bản, thì bé vẫn được cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng.

Việc duy trì sữa bột công thức cho trẻ từ 0-6 tuổi vẫn được khuyến khích, bởi ở độ tuổi này, bé rất cần chất béo và năng lượng được cung cấp từ sữa nhằm phát triển thể chất và tinh thần tối ưu nhất, sữa bột công thức có thành phần dễ hấp thu và được bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng hoặc những chất hỗ trợ phát triển trí não, phát triển chiều cao… đa dạng hơn sữa tươi nguyên chất.

Chúc bạn thành công!

Theo BS Ngọc Thanh

Giảm nôn trớ cho bé mới sinh


Bao nhiêu công sức cho con bú, con ăn, chỉa cần sơ ý một chút là phun ra hết, vừa mất của, mất công, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thử hỏi bố mẹ nào chẳng xót xa?
Nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý

Trào ngược dạ dạy, nôn trớ ngay sau khi bé vừa bú mẹ là hiện tượng thường hay gặp ở các bé mới sinh. Điều này khiến các bố mẹ và những người lớn trong gia đình rất đau đầu. Bao nhiêu công sức cho con bú con ăn… Thế mà chỉ một cái rướn mình, con phun ra hết mọi thứ như “vòi rồng”.

Nôn trớ vốn là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến thức ăn trào ngược từ dạ dày lên miệng. Tuy nhiên, mẹ đừng coi thường hiện tượng nay mà bỏ qua những lần nôn trớ của con, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Nhiều mẹ đã phải thực hiện điệp khúc “ăn là trớ, trớ lại ăn” đến phát ngán mà không biết giải quyết triệt để bằng cách nào.


Trên thực tế, nếu thỉnh thoảng bé mới bị trớ một lần thì mẹ cũng không cần lo lắng quá. Nhưng nếu bé bị nôn trớ cứ lặp đi lặp lại thì mẹ cũng cần đó như một bệnh lý. Nếu không được trị bệnh kịp thời, khiến bé sẽ phát triển không tốt.

Vài giờ sau khi sinh, các bé có thể nôn trớ ra một chút chất nhầy hay lẫn chút máu. Điều này được coi là bình thường bởi niêm mạc dạ dày bị kích thích do nuốt phải một số chất như nước ối, dịch âm đạo. Trong những tháng đầu đời, nếu bé có bị nôn trớ nhưng sức khỏe bình thường, ăn ngủ tốt, tăng cân đều, bố mẹ cũng không cần lo lắng quá.

Theo lý thuyết được đưa ra, nếu từ 7 tháng tuổi trở lên, nôn trớ sinh lý ở bé sẽ không còn nữa. Nếu bé vẫn bị nôn sau khi ăn, mẹ cần chú ý tới tư thế cho con bú. Bởi nếu mẹ cho con bú không đúng tư thế sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với sữa, trào ngược lên thực quản ra ngoài. Mẹ cũng cần lưu ý xem bé có bị dị ứng với thực phẩm nào mẹ cho bé ăn không nhé!

Trong trường hợp bé tự nhiên nôn trở, kèm theo sốt, mẹ cũng nên tìm tới bác sỹ để được tư vấn. Vì đó là biểu hiện bé có thể bị nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thức ăn, hoặc các bệnh viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn, nhiễm virut.
Một số trường hợp bé không sốt, nhưng nôn trớ thường xuyên, dai dẳng, bé có thể bị hẹp môn vị, lồng ruột, rối loạn vận động dạ dày, thực quản. Cơ thể không dung nạp được một số chất. Giải pháp tốt nhất là mẹ nên đưa bé đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt.

Để con bớt nôn trớ

Giúp con giảm nôn trớ, trào ngược thực quản dạ dày, mẹ chỉ cần lưu ý một số điều sau nhé. Không nên mặc quần áo quá chật cho con, nhất là khu vực xung quanh bụng trẻ. Quần áo của bé càng rộng càng tốt, giúp bé thoải mái. Khi cho con bú, mẹ nên nới lỏng bớt phần lưng quần của bé.

Tư thế cho con bú cũng rất quan trọng. Cho con bú đúng tư thế cũng giúp giảm bớt việc nôn trớ cho con sau ăn. Mẹ không nên cho bé bú vội vàng, cấp tập. Cần thong thả dành thời gian cho con bú. Có thể cho con bú một lát rồi dừng lại nghi trong suốt cữ bú. Mẹ cũng không cần cho con bú quá nhiều. Sau khi bé bú xong, cần cố gắng giữ cho bé thẳng người trong khoảng 20 phút mới có thể đảm bảo bé không bị trào ngược thực quản.

Mẹ cũng chú ý các món thức ăn mẹ ăn hàng ngày. Nếu mẹ ăn thực phẩm mà bé dị ứng, sau khi bé bú sữa mẹ cũng dễ dẫn tới trào ngược dạ dày gây nên hiện tượng nôn trớ. Nếu bé ăn thêm sữa bột công thức, mẹ cũng có thể đổi loại sữa khác cho phù hợp hơn với con. Vì mỗi bé lại hợp một loại sữa khác nhau. Không phải cứ sữa đắt tiền, được quảng cáo nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng mới tốt cho con.
Tuyệt đối mẹ không được sử dụng bất kỳ một loại thuốc chống nôn trớ cho bé nếu không có sự chỉ định của bác sỹ. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, khi đã được khám và xét nghiệm xác định bệnh lý, các bác sỹ mới yêu cầu sử dụng thuốc và chỉ dùng đúng liều lượng cho phép với sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ mà thôi.

Các biện pháp hạn chế hiện tượng nôn trớ sinh lý:

Không cho bé bú dồn, bú quá no một lần. Nên cho bé bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.

Nên cho bé bú bên ngực trái trước, ngực phải sau. Trình tự này giúp tư thế bé nằm sẽ đỡ trớ hơn.
Không nên để bé khóc trog quá trình bú. Vì bé khóc trong khí bú khiến bé sẽ nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày. Điều này khiến bé bị nôn trớ nhiều hơn. Nếu bé bú bình, cần điều khiển cho núm vú luôn đầy sữa, tránh tình trạng bé bị nuốt hơi nhiều.

Khi bé bú xong, luôn bế bé ngẩng cao đầu trong khoảng 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng sang bên trái và kê gối hơi cao.

Tuyệt đối không đùa giỡn, đu đưa, tâng bé lên xuống khi bé mới ăn xong.

Theo PLXH

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Nghiêm khắc trong cách dạy con


Thương con không thể đánh đồng với cách nuông chiều con vô lối và đáp ứng mọi đòi hỏi của con!
Tôi có hai con, một trai lên mười và một gái vừa tròn bảy. Các con tôi cũng thích xem phim hoạt hình, thích các trò chơi trong phim, thích truyện tranh… như các bạn đồng trang lứa. Nhưng từ thích đến việc các con có các thứ đồ chơi đó như chúng bạn là một khoảng cách.

Hằng ngày, ngoài giờ học ở trường, về nhà hai con tôi có một khoảng thời gian nhỏ để xem truyền hình. Nhưng tôi quan niệm truyền hình chỉ là một kênh giải trí thụ động nên không bao giờ khoán trắng con cho chiếc tivi.

Buổi sáng cuối tuần, tôi cho con tham gia sinh hoạt thường xuyên tại đội nhóm trẻ em và thanh thiếu niên ở công viên Tao Đàn.

Buổi chiều, tôi đưa con đi bơi hoặc chơi các đồ chơi tự chế ở nhà. Con trai thì ba đã sắm cho bộ đồ nghề thợ mộc, kềm cắt, dao bào, gỗ gộc đủ cả. Con gái thì có tranh tô màu, giấy xếp hình, đất nặn, nồi niêu xoong chảo bằng đất nung… (dĩ nhiên là khi con chơi luôn trong tầm ngắm của mẹ).

Buổi tối, sau khi tự học và làm các bài tập về nhà, các con có thể đọc sách văn học thiếu nhi, sách khoa học mà con yêu thích rồi đi ngủ.

Thỉnh thoảng các cháu cũng xin mẹ mua cho một món đồ chơi như yoyo hay rôbốt trái cây như các bạn trong trường học… nhưng tôi thường lắc đầu dứt khoát và tôi không thấy có gì phải “tội nghiệp” con ở đây.

Tôi thường nói: “Con hãy nhìn chung quanh mình xem, có nhiều bạn nhỏ và các cụ già đang đi ăn xin ngoài đường, đói khát rất cần một miếng ăn… trong khi có nhiều đứa trẻ cứ đòi hỏi ba mẹ cho tiền để mua đồ chơi, chơi tí rồi vứt". Thế là thay vì cho tiền con mua đồ chơi, tôi khuyến khích con tận tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Mỗi năm gia đình tôi đóng góp những đồ dùng hay đồ chơi của con cho các tổ chức xã hội để làm công tác từ thiện. Tôi tin, khi cha mẹ định hướng và hành động vì cái tâm hướng thiện, con trẻ sẽ học được nhiều điều.

Tôi cho rằng sự nghiêm khắc, cứng rắn của người mẹ trước bao vấn nạn trong xã hội mà con trẻ phải đối mặt hằng ngày không chỉ đơn giản là phim hoạt hình hay game online… sẽ khiến con trẻ chùn bước trước mọi yêu sách. Thương con không thể đánh đồng với cách nuông chiều con vô lối và đáp ứng mọi đòi hỏi của con. Tôi bước bên con như một người bạn cảm thông, nhưng ánh mắt tôi nhìn con đi sẽ là ánh nhìn của một người mẹ nghiêm khắc mà tha thiết yêu thương.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Những bước cần làm để sinh con khỏe mạnh


Sinh con dị tật là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ khi mang thai, nhiều người thậm chí phải bỏ con. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây dị tật thai nhi hoàn toàn có thể phòng tránh được, theo khuyến cáo dưới đây.

Dưới đây bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động Thái Hà (Hà Nội) đưa ra lời khuyên về những việc chị em nên làm trước khi có bầu để giảm thiểu nguy cơ bị dị tật ở thai nhi:

1. Trước khi có thai

a) 3 tháng trước khi có thai

- Chị em nên tiêm phòng các bệnh như cúm, rubella, viêm gan B... vì nó có thể ảnh hưởng lên thai nhi hoặc lây nhiễm cho em bé sau khi sinh.

Thai phụ mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu mà bị rubella thì gần như 100% phải đình chỉ thai vì trẻ sinh ra dễ bị mù, điếc, dị tật tim, rối loạn thần kinh. Nhưng nếu giai đoạn mắc ngoài 15, 20 tuần nguy cơ thấp hơn nhiều.

Tương tự khi mẹ bị viêm gan B thì có thể truyền bệnh cho con qua nhau thai, với tỷ 20%, thậm chí đến 90% nếu cơ thể người mẹ xét nghiệm thấy có kháng nguyên HBcAg. Một khi trẻ đã bị viêm gan khi sinh thì 90% là chuyển thành viêm gan mãn tính, chỉ có một số ít hồi phục hoàn toàn.

Vì thế, trước khi quyết định có thai chị em nên đi thử máu để xem liệu cơ thể đã có miễn dịch với bệnh hay chưa. Nếu cơ thể đã có kháng thể viêm gan B và rubella thì không cần thiết phải tiêm ngừa hai loại này. Tuy nhiên cũng cần xem nồng độ kháng thể như thế nào, nếu thì thấp thì nên tiêm phòng nhắc lai. Nếu chưa có thì nên chích ngừa để phòng bệnh.
- Nếu đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc đang đặt vòng thì dừng uống thuốc, tháo vòng...

b) 2 tháng trước khi có thai

Bạn nên tẩy giun giai đoạn này vì trong lúc có thai không nên làm việc đó. Các bác sĩ thường khuyên mọi người tẩy giun theo định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần, với phụ nữ thì vào lúc chắc chắn chưa có thai là tốt nhất. Tuy nhiên, có nhiều chị em mang thai rồi mới phát hiện nhiễm giun ở mức cần điều trị vì nếu không sẽ có hại cho cả mẹ và con. Trong trường hợp đó, việc cho thai phụ uống thuốc tẩy giun là cần thiết.

c) 1 tháng trước khi có thai:

- Bắt đầu bổ sung viên sắt và axít folic

Sắt và acid folic giúp tạo ra hemoglobin và hồng cầu để vận chuyển oxy từ mẹ tới thai. Axít folic còn giúp chuyển hóa protein, glucid, lipit và đặc biệt tạo ra axit nucleic là nền tảng di truyền của nhân tế bào.

Khi có thai nhu cầu sắt và axít folic tăng gấp khoảng 3 lần nên ăn uống bình thường không thể cung cấp đủ được. Hơn nữa thiếu axít folic trong 3 tháng đầu của thai nghén thì thai có nguy cơ bị khuyết tật về ống thần kinh.

- Nên làm một số xét nghiệm sau: điện tim đồ, xét nghiệm một số bệnh lây qua đường máu, khám phụ khoa...

Nếu phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm màng ối. Nếu không được điều trị, màng ối sẽ càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén. Màng ối bị vỡ sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ối, nguy hiểm cả cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt là vỡ ối non, rất nguy hiểm vì thai thi còn non tháng nên khó cứu sống, nuôi dưỡng.

2. Trong khi có thai

- Khám và siêu âm ít nhất 4 lần

- Xác nhận thai nằm trong buồng tử cung chưa

- Xác nhận có tim thai khi thai được 7 tuần

- Xét nghiệm vi sinh (tìm nấm, vi khuẩn lậu, giang mai...)

- Xét nghiệm nhóm máu

- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh (lấy máu) vào tuần thứ 16-18. Hiện hơn 30 tỉnh, thành trên cả nước đã thực hiện đề án sàng lọc trước sinh. Hai đơn vị đầu mối là Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ.

- Siêu âm tìm dị tật của thai vào các tuần 12-22-32

- Tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 7
Trước khi có thai, chị em nên đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.

Tận dụng cơ hội để dạy con

Có rất nhiều thời điểm bạn có thể tranh thủ dạy con như: dạy con trong các bữa ăn, dạy con khi đi trên đường...

- Các bữa ăn: Thời gian quanh bàn ăn là cơ hội để cả nhà tâm sự, trò chuyện. Đó là cơ hội bạn lắng nghe cách ứng xử của con mình. Có thể gián tiếp qua câu chuyện ấy, bạn hướng trẻ theo ý muốn giáo dục của mình.

-Thời gian đi trên đường: Khoảng thời gian này là cơ hội tốt để cha mẹ noi gương và chia sẻ với trẻ ý tưởng giáo dục qua những hình ảnh bắt gặp trên đường phố.
Hãy cùng nhau làm việc để thắt chặt mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình. Ảnh minh họa

- Thời gian cùng làm việc: Bạn có thể hướng các bài giáo dục của mình cho trẻ vào những buổi làm việc cùng nhau. Việc xây dựng một hình ảnh cả gia đình cùng góp sức làm một việc như trang trí nhà, dọn dẹp phòng ngủ là bạn đã thắt chặt được mối liên hệ giữa các thành viên.

- Trước khi đi ngủ: Khoảng thời gian trước khi đi ngủ là khoảng thời gian thú vị nhất trong ngày, là lúc chúng được nghe kể chuyện, nghe, nhạc và cũng là lúc bạn có thể vui đùa cùng trẻ... Những lúc này, đầu óc trẻ rất cởi mở cho việc tiếp nhận những bài học từ cách nói nhẹ nhàng của bạn.

Nếu tranh thủ được những khoảng thời gian kể trên, trẻ sẽ ''thấm rất sâu'' những bài học của bạn. Tất nhiên tùy theo tính cách của trẻ, bạn cần linh hoạt và khéo léo để trẻ không có cảm giác bị khiên cưỡng, mệt mỏi, với những ''bài giảng'' mang tính ắp đặt.