Thứ Tư, 31 tháng 3, 2010

Bé trai 'khổng lồ' 10 tháng tuổi


Lúc sinh ra bé hoàn toàn khỏe mạnh, cân nặng 3,6kg. Chỉ có điều, bé lớn nhanh như thổi, mới 10 tháng nhưng đã nặng đến 17kg và cao gần 1 mét.


Đó là bé trai Nguyễn Hữu Mạnh Cường, sinh ngày 23/5/2009, con đầu của anh Nguyễn Hữu Phương và chị Phan Thị Lượng ở xóm 9, xã Nam Xuân, Huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An).

Hiện nay, bé Cường đã có thể vịn vào thành giường và chập chững biết đi, điều mà nhiều bạn cùng tuổi khác không làm được.

Chị Lượng, mẹ cháu bé cho biết, từ khi sinh ra đến nay, cháu rất ít khi ốm vặt, chưa phải dùng đến viên thuốc nào. “Lúc có thai, tôi cũng ăn uống bình thường, không có chế độ chăm sóc đặc biệt nào khác”, chị Lượng khẳng định.

Thời gian đầu, khi thấy con có dấu hiệu bất thường, gia đình anh Phương đã đưa con đi kiểm tra định kỳ nhưng các bác sĩ khẳng định bé hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ rối loạn nào khác nên gia đình rất yên tâm.

Lớn nhanh như thổi nên bé rất háu đói. Mỗi ngày, chị Lượng phải cho con ăn dặm thêm 3 bát cháo, còn sữa ngoài thì hầu như rất ít bởi bình thường, sữa của mẹ cháu đã nhiều. Thỉnh thoảng, gia đình mới cho cháu ăn thêm sữa hộp vào buổi đêm nếu thấy cháu đói.

Nói về những người thân trong gia đình mình, anh Phương cho biết, bố mẹ, anh chị em của hai vợ chồng đều cân nặng bình thường. Tuy nhiên, các cháu (con anh, chị gái của cả hai vợ chồng) lại có sự phát triển đặc biệt nhanh. Họ có hai người cháu, một cô bé 12 tuổi nặng 47 kg và cậu bé 7 tuổi nặng 42 kg,… Mặc dù vậy, các bác sĩ vẫn khẳng định rằng, cả cô bé lẫn cậu bé đều phát triển bình thường.

Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, bé trai 10 tháng tuổi nặng 9,2 kg thì được coi là bình thường, còn trường hợp này bé nặng đến 17 kg (gần gấp đôi) thì quá béo phì. Cân nặng của bé tương đương với trẻ gần 5 tuổi, với chiều cao là 1,10 mét (trong khi bé cao chưa đến một mét).

Cũng theo bác sĩ, trường hợp này nếu cháu vẫn phát triển bình thường về trí não thì nguyên nhân bị béo phì có thể do sữa mẹ. Một năm, bác sĩ cũng gặp 4-5 bệnh nhân như thế, có bé cũng 10 tháng tuổi mà nặng 16 kg. Nếu giảm bú sữa mẹ, cân nặng của bé có thể trở lại bình thường. Ngoài ra, nếu hiện tại bé ăn 3 bữa cháo thì giờ chỉ nên ăn 2 bữa và ăn nhiều rau.

Bé Nguyễn Hữu Mạnh Cường hiện là trung tâm chú ý của làng. Ngày ngày có hàng chục người đến xem "cậu Gióng" lớn nhanh như thổi này.

Con béo phì cha mẹ vẫn sợ gầy


Có cậu con trai 5 tuổi, nặng 30 kg nhưng chị Dung (Đội Cấn, Hà Nội) không hề nghĩ con bị béo phì, ngay cả khi nghe bác sĩ nói. Theo chị, trẻ con phải bụ bẫm, tròn trĩnh mới thích.

Họ hàng hai bên nội ngoại vốn có gene to, cao nên theo chị cân nặng của con là bình thường. Chị quan niệm, trẻ con ăn được là điều tốt, không việc gì phải cấm đoán. Con thích ăn gì, chị cho ăn nấy, ăn đến chán thì thôi. Lý do chị đưa con đi khám dinh dưỡng cũng không phải vì nghĩ con bị béo phì mà chỉ để chứng mình cho bạn bè thấy con mình bình thường.

"Bác sĩ bảo con mình bị thừa cân, béo phì nhưng mình không tin. Trẻ con thì phải bụ bẫm mới đáng yêu", chị Dung kiên quyết nói.

Trong khi đó, theo bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia), cân nặng của con chị Dung tương đương với trẻ 7 tuổi. Nếu chiều cao của cháu được 1,22 mét thì sẽ không có vấn đề gì nhưng chiều cao của bé chỉ được một mét, như thế là béo phì.
Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ. Ảnh: N.P.

Những trường hợp như chị Dung không phải là hiếm gặp. Rõ ràng trẻ thừa cân nhưng cha mẹ lại không thừa nhận, bảo "Cháu thế là bình thường. Đợt này cháu ốm, gầy đi mấy cân, chứ trước còn bụ bẫm nữa", và thấy xót khi con sụt cân.

"Có ông bố bà mẹ thì tâm sự 'đi đâu ai cũng bảo con em còn gầy lắm. So với mấy bạn cùng lớp thì còn thua xa'", bác sĩ Hải cho biết.

Cũng theo bác sĩ, điều này xuất phát từ quan niệm nhiều người chỉ thích con bụ bẫm. Trước đây, có trường hợp một bà mẹ tức tưởi đưa con đến khám chỉ vì ông bà nội suốt ngày kêu ca "Mày nuôi con thế nào mà sao gầy thế", rồi so sánh bé với mấy đứa cháu khác trông bụ bẫm, đáng yêu. Nhưng thực tế cân nặng của con chị hoàn toàn bình thường, còn cô cháu gái 2 tuổi - hình mẫu mà ông bà nội đem ra so sánh - đã nặng 23 kg, gần bằng cân nặng của trẻ 5 tuổi.

"Nhiều cha mẹ vô tình đẩy con mình đến chỗ thừa cân béo phì mà không biết. Có cha mẹ chỉ mong con béo vì nghĩ còn mình quá gầy, thậm chí là suy dinh dưỡng, trong khi về cân nặng trẻ hoàn toàn bình thường. Có thể trẻ đủ cân nặng so với tuổi nhưng vì phát triển về chiều cao nên trông hơi gầy nhưng điều này cũng không đáng lo", bác sĩ Hải nói.

Bác sĩ Hải cũng cho biết, thực tế các bà mẹ nước ngoài rất sợ con béo nhưng ở nước ta, đa số chị em đều thích con phải phải bụ bẫm. Cũng vì quá chú trọng đến cân nặng, mà nhiều cha mẹ không chú ý đến chiều cao của con.

"Trẻ có thể thừa cân so với độ tuổi, nhưng lại phát triển tốt về chiều cao thì cũng không xếp vào nhóm béo phì. Thực tế, theo chuẩn tăng trưởng mới của Tổ chức Y tế Thế giới, so với trước đây, yêu cầu về cân nặng của các bé nhìn chung thấp hơn một chút", bác sĩ Hải lý giải.

Chẳng hạn, trước đây trẻ 1 tuổi nặng 10,2 kg, cao 76 cm thì nay chỉ cần nặng 9,6 kg và cao 75,7 cm. Hay ở trẻ 2 tuổi, cân nặng chuẩn là 12,2 kg - nhẹ hơn so với tiêu chuẩn trước là 12,6 kg nhưng lại yêu cầu cao hơn 7 mm so với tiêu chuẩn cũ.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, tốt nhất cha mẹ cần có chế độ ăn uống phù hợp để phòng bệnh béo phì ở trẻ vì một khi đã bị thừa cân thì khả năng trở lại cân bình thường là rất khó. Trẻ con chưa ý thức được việc ăn uống nên việc bắt trẻ phải ăn kiêng, ăn ít khó thành công.

"Đến người lớn bị bắt ăn ít còn thấy khổ, huống hồ là trẻ. Có gia đình mẹ kiên quyết bắt con giảm cân thì ông, bà lại thấy xót, bảo 'nó còn bé thế biết gì mà ăn kiêng', rồi giấu diếm cho cháu ăn. Điều này chỉ khiến bệnh béo phì ở trẻ càng trầm trọng hơn", bác sĩ Hải nói.

Nếu để tình trạng béo phì của trẻ kéo dài qua đến tuổi dậy thì việc giảm cân sẽ càng khó hơn. Trẻ có nguy cơ trở thành béo phì ở người lớn, vì thế có thể kèm theo một số bệnh lý khác do béo phì như: cao huyết áp, đái tháo đường...

Ngoài ra, trong số trẻ bị thừa cân có một số ít trường hợp chỉ béo phì tạm thời. Trước đây có bé trai đến khám mới 10 tháng tuổi đã nặng 16 kg (bằng cân năng của trẻ gần 5 tuổi). Nhưng chỉ cần cai sữa hoặc qua giai đoạn bú sữa mẹ là cân nặng của trẻ trở lại bình thường. Số này rất ít, một năm tại trung tâm gặp khoảng 4-5 trường hợp, bác sĩ Hải cho biết.

Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi cả cân nặng và chiều cao của trẻ. Nếu thấy trẻ tăng cân nhanh quá, cần giảm bớt khẩu phần ăn của trẻ, cho nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn đồ ngọt, tăng cường vận động... Khi trẻ bị béo phì cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn có chế độ ăn uống phù hợp.

VNE

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Dinh dưỡng bé 8 - 12 tháng tuổi

Khoảng 8-12 tháng tuổi, bé sẽ phụ thuộc vào 3 nguồn dinh dưỡng: ăn dặm, sữa mẹ và sữa bình.

Lưu ý thức ăn dặm cho bé

Bạn có thể xay bột gồm gạo đi kèm hạt sen, đậu xanh… (hoặc bất kỳ loại thực phẩm an toàn khác). Sau đó, nấu bột với rau xanh, nhóm chất đạm để cho bé ăn hàng ngày. Nếu không, bạn có thể sử dụng bột ăn dặm mua sẵn.

Bạn có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng để chế biến thành những bát bột có đủ rau xanh, chất đạm (từ thịt, cá, tôm…).

alt

Bạn nên cho thêm dầu ăn (khoảng 1 thìa nhỏ) vào bát bột của bé. Nhưng nhớ là chỉ cho dầu ăn khi bột đã chín, được múc ra bát, để tránh hao hụt các chất có trong dầu ăn.

Bé 8-12 tháng tuổi có thể ăn 2-3 bát bột/ngày, tùy nhu cầu.

Bên cạnh đó, bạn nên cho bé ăn thêm sữa chua, phomai, hoa quả hoặc nước hoa quả tươi. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế cho bé dùng nước hoa quả. Bởi vì nước hoa quả có thể gây đầy bụng, làm bé giảm hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Bạn cũng có thể cho bé ăn cháo, ăn mỳ để thay đổi khẩu vị.

Giai đoạn này, bé có thể tiêu hóa được những thức ăn mềm. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ cân bằng lượng tinh bột, rau xanh, đạm trong thực đơn để bé không bị còi cọc hoặc béo phì.

Khoảng 1 tuổi, bé có thể sử dụng sữa bò. Nhiều người mẹ đã quyết định cai sữa hoàn toàn cho bé lên 1 tuổi. Bác sĩ gợi ý rằng, nếu có điều kiện, bạn vẫn nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ.

Thay đổi thói quen ăn uống cho bé

Độ tuổi này, bé khá thành thạo với việc bốc thức ăn trên đĩa. Bạn nên tiếp tục hành trình thử những món mới cho bé. Với từng loại thực phẩm mới, bạn có thể chờ 3-7 ngày để xem xét dấu hiệu dị ứng của bé. Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé 8 -12 tháng tuổi là: trứng, mật ong, sữa bò. Ngoài ra, hoa quả thuộc họ cam quýt; cá và các loại hải sản; các loại hạt (đặc biệt là lạc) cũng có thể gây dị ứng cho bé có cơ địa mẫn cảm.

Bạn cũng có thể cho bé dùng những miếng thịt nạc thái mỏng; những loại rau xanh hấp chín, mềm để bé hoàn thiện kỹ năng nhai. Bất kỳ loại thực phẩm nào dành cho bé cũng phải được nghiền nhuyễn hoặc thái mỏng, mềm để tránh bé bị hóc. Bạn cũng có thể cho bé sử dụng bánh quy dinh dưỡng.

Khoảng 9 tháng tuổi, bạn nên cho bé bắt đầu ngồi ăn cùng cả nhà. Đây cũng là thời điểm, bạn có thể sắm cho bé một bộ thìa nhựa riêng để bé tập xúc thức ăn. Bé cũng có khả ăng tự uống nước trong cốc mỏ vịt. Trên 1 tuổi, bạn mới nên cho bé làm quen với việc dùng cốc uống sữa.

Lưu ý: Bạn nên kiểm tra cân nặng cho bé. Khoảng 1 tuổi, bé có cân nặng gấp 3 lần lúc sơ sinh là điều bình thường. Nếu bé có biểu hiện sút cân, bơ phờ, bạn nên đưa bé đi khám.

Vợ chồng trẻ tổng hợp

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2010

Để bé sớm biết bò


Khoảng 6-8 tháng, nhiều bé bắt đầu tập bò trên sàn nhà để lấy được đồ vật yêu thích. Lúc này, bàn tay và đầu gối của bé di chuyển linh hoạt, trợ giúp cho quá trình học bò.

Thời gian học bò còn phụ thuộc vào quá trình tập đi hoặc ít nhất là biết đứng vững trên hai chân của bé.

Tập cho bé nằm sấp

Kỹ năng học bò được củng cố khi bạn dành thời gian để bé nằm sấp trên sàn nhà. Hãy đặt món đồ chơi thú vị trước mặt của bé để buộc bé phải trườn người tới. Kê thêm một chiếc gối hình mẩu xương dành cho những chú cún (hoặc chiếc khăn tắm được cuộn lại) dưới ngực của bé khi bé nằm sấp. Bạn cũng có thể dùng tay đẩy chân của bé, tạo đà cho bé học bò.


Cho bé bắt chước

Luyện tập thể chất là cách giúp bé học bò hiệu quả. Tuy nhiên, dạy bé theo kiểu sao chép cũng mang lại nhiều lợi ích. Khi hai mẹ con ngồi chơi trên sàn nhà, bạn có thể mời một bé lớn hơn (đã bò thành thạo) làm mẫu cho bé. Nhìn thấy bé khác bò là niềm yêu thích bắt chước trong bé sẽ trỗi dậy.

Ngoài ra, có thể gợi ý để chồng bạn cùng hỗ trợ. Một người đối diện với bé trong khi người khác ở phía sau, giúp bé di chuyển tay và chân, giống như đang bò. Cần thao tác chậm và nhẹ nhàng, khi bé không muốn thì đừng cố ép buộc.

Bé thích bò tới - lui

Nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy bé nhà mình lúc đầu bò theo một hướng, rồi sau đó, theo hướng khác, có bé còn thích bò ngược (bò lùi). Cha mẹ sợ khi bé bò ngược thì khả năng vận động sẽ kém hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, không có gì cần lo khi bé thích bò theo cách “ngược đời”. Nếu bé thích bò giật lùi, bạn cứ để bé được thoải mái. Mỗi bé khác nhau có cách bò khác nhau. Khả năng bò ở bé sẽ tốt hơn khi bé đã quen.

Lợi ích của học bò

Bé biết cách cân bằng trọng lượng, giữa vững cơ thể ở nhiều vị trí khác nhau. Học bò còn giúp bé phát triển cơ bắp, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ. Nó còn khiến cơ cổ và bả vai chắc khỏe; nhờ thế, bé dễ dàng nâng đầu của mình.

Khi bé không biết bò

Bò không phải kỹ năng được đánh dấu quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính. Bé không biết bò hầu như không có liên quan đến thể chất và trí tuệ.

Thực tế, có nhiều bé không bao giờ bò. Điều đó cũng không cần quá lo. Đơn giản là bé thích “nhảy cóc” qua giai đoạn này, tiến thẳng tới giai đoạn học đi.

Theo Whattoexpect/M&B

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Bé 2,5 tháng hôn mê sâu vì sặc sữa mẹ



Tỉnh dậy sau 10 phút ngủ quên trong lúc cho con bú, một người mẹ ở Thủ Đức, TP HCM, phát hiện cậu con 2,5 tháng tuổi của mình trào sữa ở mũi và miệng, toàn thân tím tái.

Khi được chuyển đến Bệnh viện quận Thủ Đức, bé trai trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Dựa vào các biểu hiện, các bác sĩ khẳng định bé bị ngạt do sặc sữa trong lúc bú. Bệnh nhi lập tức được chuyển đến bệnh viện tuyến trên.

Tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Nhi Đồng 2, kết quả chẩn đoán cho thấy, phổi của bé bị viêm nặng do sữa tràn vào. Ngoài ra, não của bé cũng bị tổn thương do bé bị ngưng tim ngưng thở quá lâu, máu không lên được đến não để nuôi.

Sau hơn 10 ngày cấp cứu tích cực, trưa nay, bé vẫn phải thở bằng máy và hôn mê. Theo các bác sĩ, nguy cơ bé phải sống thực vật là rất cao bởi não bị tổn thương nặng.

Kể với bác sĩ, gia đình cho biết, bé được mẹ cho bú vào khoảng 17h ngày 11/3. Nguyên nhân bé bị sặc sữa có thể do sữa của người mẹ quá nhiều, mẹ lại ngủ quên nên con sặc rồi ngạt mà không biết.

Qua tai nạn trên, các bác sĩ khuyên những bà mẹ phải thật sự cẩn thận khi cho con nhỏ bú. Khi cho con bú, mẹ nên ngồi, đặt mặt trẻ đối diện vú mẹ và miệng bé đối diện núm vú, thân trẻ nằm sát thân mẹ, mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ. Một lưu ý khác, các bà mẹ cũng nên kẹp hai ngón tay vào đầu vú để sữa chảy ra vừa đủ, không làm bé bị sặc.

VNE

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Nước luộc rau pha sữa sẽ làm hại thận trẻ


Một số bà mẹ hay dùng nước rau luộc để pha sữa cho bé với mong muốn con mình sẽ nhận được thêm một số chất dinh dưỡng từ nước rau để giúp cho bé phát triển tốt hơn, điều này có đúng không?

Thành phần chủ yếu của nhóm rau là nước, chiếm tỷ lệ 80 - 90%, là dung môi hòa tan các loại đường, muối khoáng, axit hữu cơ, vitamin tan trong nước. Còn bột đường chỉ có hàm lượng thấp, chiếm <4%, chất đạm cũng <4% và hầu như không có nhóm chất béo.

Thực chất, khi luộc rau, phần nước chủ yếu chỉ chứa các yếu tố vi lượng, còn các vitamin tan trong nước (rất dễ mất nếu không chế biến đúng cách) còn nhóm chất bột đường và đạm thì hàm lượng rất thấp không đáng kể.

Do đó, không nên sử dụng nước luộc rau pha sữa cho trẻ em vì vừa không đủ dinh dưỡng cho bé và vừa làm cho thận của bé vốn đã yếu ớt phải hoạt động nhiều hơn để có thể điều hòa lượng khoáng chất có nồng độ khá cao trong nước rau. Một số loại rau có nhiều oxalate có thể ngăn cản cơ thể hấp thu canxi từ sữa.

Ngoài ra, cần lưu ý khi chế biến rau lá dễ giập nát, do đó dễ bị nhiễm khuẩn E.coli và xalmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá và nhiễm độc từ hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất...

Theo Bee

5 bí quyết giúp mẹ chăm bé sơ sinh


Bé ngủ, mẹ cũng ngủ

Đây là lời khuyên được đặt lên đầu tiên vì đó là một điều vô cùng quan trọng. Tất cả mọi người đều khuyên rằng, bạn nên ngủ khi bé ngủ. Trách nhiệm khiến bạn nghĩ rằng, bạn không cần ngủ nhưng mất ngủ trong thời gian dài sẽ khiến bạn mắc chứng khó ngủ và thật khó ngủ khi bạn cần ngủ. Nếu bạn ngủ trong khi bé yêu ngủ thì bạn có thể có sức để tiếp tục cho những tháng tiếp theo và tới khi bạn cần dùng chúng. Bé yêu bắt đầu ăn dặm vào 6 tháng tuổi và trong thời gian đó, bạn có thể được ngủ rất ít.
Quá trình lâm bồn và sinh con cũng khiến bạn rất mệt mỏi rồi. Giấc ngủ giúp bạn hồi phục lại sức khỏe và chăm sóc bé được tốt hơn.

Giao tiếp với bé bằng da và mắt

Phát triển mối dây liên hệ giữa bé yêu và bạn, cùng với chồng bạn và các thành viên trong gia đình là một điều nên làm. Mối dây liên kết của bạn với bé khiến bạn có thể cảm nhận được những điều diễn ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của bé yêu như thế nào.

Có hai cách để duy trì mối dây liên hệ mạnh mẽ với bé là:

- Có sự tiếp xúc da – da càng nhiều càng tốt.

- Tạo sự liên kết bằng mắt.

Lần đầu tiên bạn bế bé trên tay sau khi sinh rồi cho bé bú, cố gắng đặt mình bé lên bụng bạn để bé cảm nhận được làn da quen thuộc và ấm áp. Điều này khiến cho xúc giác của bé phát triển. Vào sáng sớm hoặc tới giờ đi ngủ, bạn hãy để trần nửa trên của người và bé cũng vậy. Sau đó, quấn một chiếc chăn xung quanh bạn và bé nếu trời hơi lạnh. Khoảng thời gian tắm cũng là khoảng thời gian mà bạn và bé có có sự đụng chạm da – da nhiều nhất.
Bé yêu rất thích nhìn vào mắt bạn và bé cũng thích bạn nhìn lại mình. Khi bạn cho bé ăn bằng việc cho bú hoặc cho bú bình thì đây chính là khoảng thời gian mà bạn có thể cùng bé tạo nên sự giao tiếp bằng mắt.

Dỗ bé khéo nhất

Nếu đã từng trải qua thời gian chăm sóc bé sơ sinh thì hẳn bạn sẽ ước rằng, nếu trước đó được ai đó chỉ dạy về việc dỗ dành bé khi bé khóc thì hay biết mấy.

Cách mà nhiều trẻ con thích là bạn đi đi lại dại và dỗ dành bé bằng những điệu nhảy và âm thanh. Bé rất thích được nghe âm thanh quen thuộc đặc biệt là âm thanh khi được nghe ở trong bụng mẹ lúc trước. Lúc bé khóc, bạn hãy đặt bé dựa vào vai và có thể đung đưa theo điệu nhạc. Bạn có thể đặt miệng của mình gần tai bé và huýt sáo hay phát ra những âm thanh dịu dàng như “shhhh”. Nhưng chú ý đừng thổi vào tai bé vì bạn có thể làm tai bé bị thương.

Bé cùng thích được ủ ấm như lúc còn trong bụng mẹ. Cảm giác được an toàn và được bảo vệ khiến bé đỡ khóc hơn. Vì thế, bạn nên mua một chiếc chăn mỏng, quấn quanh bé.

Không để bé bị kích thích quá mức

Một điều quan trọng thường xuyên phải làm là bạn nên chú ý những hoạt động kích thích bé quá mức. Dĩ nhiên, cho bé chơi đùa rất quan trọng với sự phát triển của bé nhưng phải vừa đủ đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Khi bị quá mệt bé sẽ khóc, gào thét và sẽ gây ra nhiều khó chịu.

Bạn hãy tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ. Thời gian cho bé chơi có thể chỉ khoảng 30 phút là đủ. Nếu bé trở nên quá mệt hoặc quá bị kích thích thì bạn hãy đi đến và ngồi ở nơi nào đó yên tĩnh và hơi tối một chút để bé dịu lại.

Lên kế hoạch sinh hoạt
Kế hoạch cho thời gian ăn, thời gian tắm, thời gian đi ngắm cảnh, thời gian ngủ… sẽ làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn mà không bị quá tải. Điều quan trọng, cần chắc chắn mọi thứ đã sẵn sàng trước khi bạn bắt đầu trách nhiệm của mình. Ví dụ, trước khi bạn tắm cho bé, bạn cần chắc chắn đã có mọi thứ bạn cần cho việc tắm cho bé như khăn lau, quần áo sạch, tã lót…

Theo Eva

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Những dấu hiệu nên đưa bé đi khám sớm



Nhiều bác sĩ cho biết, không ít bậc cha mẹ có thói quen chủ quan, lơ là với những biểu hiện sức khỏe bất thường của bé. Kết quả, họ thường đưa các bé đi khám khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng.


Sốt ở bé sơ sinh

Nếu bé dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bị sốt cao thì nhiều khả năng bé bị ốm nặng hơn cha mẹ nghĩ. Cho dù bé bị sốt mà không kèm theo những triệu chứng nào khác thì bạn vẫn nên lưu ý. Giai đoạn này, do hệ miễn dịch của bé còn yếu nên bé có thể dễ dàng mắc một chứng bệnh truyền nhiễm trầm trọng. Nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng bé bị sốt là do cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu mắc cảm lạnh, bé thường không có dấu hiệu bị sốt quá cao.

Bé bị phát ban kèm theo sốt

Nếu bé xuất hiện những đám phát ban nhỏ li ti, màu đỏ (kèm sốt) thì có thể bé mắc chứng bệnh viêm màng não. Những nốt ban trông giống như đốm xuất huyết sẽ giữ nguyên màu sắc nếu bạn dùng tay ấn vào chúng; hoặc nốt ban có xu hướng chuyển sang màu tái trong giây lát khi bạn ấn ngón tay vào chúng; sau đó, chúng sẽ trở lại màu sắc như bình thường. Bé có thể xuất hiện những đốm xuất huyết trên da (không kèm sốt) sau khi bé bị ho hoặc nôn (trớ). Cũng có thể bé bị xuất huyết da sau khi tắm. Trường hợp này, đốm xuất huyết có thể được gây ra bởi sự phá vỡ các mao mạch, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Mí mắt của bé bị sưng đau kèm theo sốt

Sưng mí mắt có thể do bé bị côn trùng cắn; tuy nhiên, nếu kèm theo sốt, có thể bé bị nhiễm trùng xoang.

Dấu hiệu khác là mí mắt bé bị đỏ và sưng phù. Vài giờ đồng hồ sau, mí mắt của bé tiếp tục phồng lên khiến bé khó khăn khi cử động. Bạn nên đưa bé đi khám ngay lập tức.

Bé bị ho liên tục

Nếu bé bị ho nặng kèm dấu hiệu thở khò khè thì nhiều khả năng bé bị chứng hen suyễn tấn công. Trường hợp này, bé cần được khám và dùng thuốc trị hen theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bé tỉnh giấc giữa đêm cùng những tràng ho không ngớt thì có thể bé mắc chứng bệnh về thanh quản. Lúc này, bạn có thể bế bé đến khu vực không khí thoáng hơn như đứng cạnh một khung cửa sổ mở. Bạn nên đưa bé đi khám khẩn cấp nếu bé có dấu hiệu khó thở: xương sườn của bé cử động lên - xuống theo từng nhịp thở, cánh mũi của bé phập phồng…

Bé nôn (trớ) liên tục

Nếu tình trạng nôn (trớ) ở bé lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc bé có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, bạn nên đưa bé đi khám. Trường hợp khẩn cấp khác là khi bé bị nôn (trớ) ra máu hoặc đờm xanh, đờm vàng. Dấu hiệu này có thể là triệu chứng hẹp môn vị ở bé. Bé cần được chỉ định dùng thuốc và phẫu thuật bởi bác sĩ.

Bé đi khập khiễng hoặc mất khả năng leo trèo

Nếu bé khó khăn trong đi lại (không thể đứng bằng một chân); bé đột nhiên bị sốt thì có thể bé bị nhiễm trùng xương đầu gối hoặc xương hông. Trường hợp này, bé cần được bác sĩ khám nhanh chóng, bởi vì sự nhiễm khuẩn có khả năng phá hủy các khớp xương ở bé. Đôi khi, dấu hiệu bệnh ở bé sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu bé không được điều trị bằng kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ) trong vòng 48 giờ sau đó. Dấu hiệu điển hình là bé bị ốm trong ngày đầu tiên. Ngày tiếp theo, bé có khả năng bị sốt cao và đau nghiêm trọng ở một phần xương trên cơ thể. Nếu bé không thể cử động khuỷu tay, chân, vai thì bạn càng nên đưa bé đi khám sớm (đặc biệt là những bé dưới 2 tuổi).

Bé bị đau khuỷu tay

Nếu bạn chạm vào tay bé, bé phản ứng bằng cách khóc thét, kéo tay ra xa thì có thể bé đang bị đau khuỷu tay. Chứng bệnh này có thể gặp ở bé dưới 6 tuổi. Nguyên nhân có khả năng do bé bị trật khớp khuỷu tay. Trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác nắn, chỉnh để khớp khuỷu của bé trở về đúng vị trí. Bạn nên đưa bé đi khám trước khi khuỷu tay bé có dấu hiệu bị sưng phù.

BS. NGỌC HUÊ

(Theo Divinecaronline)

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mất nước

Cha mẹ cần đảm bảo bé luôn được cung cấp đủ chất lỏng (qua sữa mẹ, sữa ngoài và nước lọc), nhất là trong những ngày nắng nóng hoặc khi bé bị ốm.

Bạn nên duy trì việc cho bé bú mẹ thường xuyên hơn, với bé trên 4 tháng tuổi (bước vào tuổi ăn dặm), bạn có thể cho bé uống thêm chút nước lọc. Nếu bé uống nước hoa quả, bạn không nên tăng lượng nước hoa quả cho bé; thay vào đó, nên pha loãng hơn nước hoa quả (chẳng hạn, bé uống khoảng 50ml nước quả mỗi ngày thì giờ, bạn nên pha với tỷ lệ 50ml quả và 50ml nước lọc).

Một số trường bé bị mất nước, cần bổ sung nước cho bé:

Sốt: Nên bổ sung chất lỏng (qua sữa mẹ và nước lọc, với bé đến tuổi ăn dặm) khi bé bị sốt. Nếu bé kém bú, khó nuốt, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng acetaminophen, giúp hạ đau, giảm sốt cho bé.


Quá nóng: Vận động quá nhiều hoặc khi bé vui chơi trong căn phòng nóng bức, bé dễ bị đổ mồ hôi, dẫn tới mất nước. Với những ngày trời nóng, bạn nên bổ sung thêm nước; đồng thời, cách ly bé khỏi khu vực quá oi bức.

Tiêu chảy: Nếu mắc chứng bệnh về đường ruột, bé có thể bị mất nước vì bị tiêu chảy và nôn (trớ). Không nên cho bé uống nước hoa quả vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh ở bé tồi tệ hơn. Bạn cũng không nên tự ý cho bé dùng thuốc chống tiêu chảy, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tăng cường các cữ bú trong ngày cho bé, có thể cho bé uống thêm nước với bé đã bước vào tuổi ăn dặm.

Nôn (trớ): Virus hoặc vi khuẩn gây bệnh đường ruột có khả năng khiến bé bị nôn (trớ). Nếu bé bị nôn quá nhiều, bé có khả năng bị mất nước. Nên bổ sung cho bé từng lượng chất lỏng (sữa mẹ, với bé chưa đến tuổi ăn dặm) và thêm nước lọc (với bé đã đến tuổi ăn dặm).

Bé từ chối uống: Đau họng hoặc chứng bệnh chân, tay, miệng có thể gây đau trong khoang miệng nên khiến bé từ chối ăn, uống. Bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ tìm cách trị liệu thích hợp; sau đó, bạn nên cho bé bú mẹ ít nhưng thường xuyên.

Dấu hiệu bé đang hoặc sắp bị mất nước

Mất nước là khi cơ thể của bé không có đủ lượng nước theo nhu cầu. Các bé có xu hướng dễ bị mất nước hơn người lớn vì bé có khả năng mất nước vì bị nôn (trớ), tiêu chảy, sốt hoặc đổ mồ hôi. Nếu bé bị mất nước nhẹ, bạn dễ dàng bổ sung nước mà không gây hại cho bé; nếu bị mất nước nặng, bé có thể bị nguy hiểm đến sức khỏe.

Những dấu hiệu sao cho thấy bé đang hoặc sắp bị mất nước:

- Hơn 6 giờ đồng hồ, bé không làm ướt một chiếc tã.

- Nước tiểu của bé có màu sậm hơn bình thường.

- Miệng và môi của bé bị khô.

- Bé khóc mà không ra nước mắt.

- Trông bé mệt mỏi, lờ đờ.

Dấu hiệu nghiêm trọng: Mắt bé trũng xuống; chân, tay của bé có vẻ lạnh; bé ngủ liên tục hoặc quấy khóc.

Nếu bé xuất hiện dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám. Bé có thể cần phải được truyền dịch (dung dịch điện phân) cho đến khi vượt qua khỏi tình trạng bị mất nước.

Theo Babycentre/M&B

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

6 trường hợp được sinh con thứ ba

Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Dân số quá đông gây sức ép cho giáo dục


Các cặp vợ chồng sẽ được sinh lần thứ 3 trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

Đây là một trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con căn cứ theo Nghị định vừa được Chính phủ ban hành hôm 8/3.

5 trường hợp còn lại được sinh con thứ 3, bao gồm:

- Nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người, hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết).

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh 3 con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ 2 mà sinh 2 con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu đã có 2 con đẻ nhưng một hoặc cả 2 con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng mà một hoặc 2 người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc 2 con trong một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa 2 người đã từng có 2 con chung trở lên và hiện đang còn sống.

Ngoài ra, phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh cũng được xem là không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con của Pháp Lệnh dân số.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, định kỳ 5 năm, công bố tên dân tộc có số dân dưới 10.000 người, tên dân tộc có tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết (dân tộc có nguy cơ giảm số dân).
Bộ Y tế cũng ban hành danh mục dị tật, bệnh hiểm nghèo để xác định đối tượng được vận dụng quy định trên.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, công tác dân số hiện nay đang trở nên cấp bách bởi tỷ lệ sinh tăng. Kết quả thực hiện hai biện pháp chính để giảm sinh là triệt sản và đặt vòng đạt thấp và tiếp tục giảm. Bên cạnh đó sự chênh lệch giới tính đã đến mức báo động. Nếu tỷ suất giới tính khi sinh vẫn giữ ở mức 112 bé trai trên 100 bé gái như hiện nay thì đến năm 2030 ước tính chúng ta có 2-3 triệu nam giới không lấy được vợ.

Hiện nay, ở nhiều địa phương tỷ lệ sinh tăng dẫn đến đói nghèo, sụt giảm kinh tế gia đình. Nhiều nơi số lượng trường học, bệnh viện không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ. Một lớp học có khi có tới 70 em theo học. Con số này cho thấy tác hại của việc tăng dân số quá mức cho phép.
VNE

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

Tăng sức đề kháng, chống bệnh tật cho con

Ăn nhiều thịt quá làm não bé phản ứng chậm

Mỗi khi có người hỏi cân nặng của Nhím, mẹ bé than thở: “Chán quá. Nhím cứ nay ốm, mai đau. Hết sổ mũi, viêm họng lại sốt. Uống kháng sinh vào hại người, làm sao lớn được”.


Để tăng sức đề kháng cho các bé, có thể “chống” lại những bệnh thường gặp, không phải uống thuốc thường xuyên, bố mẹ chỉ cần lưu ý một chút đến chế độ chăm sóc bé hàng ngày.

Chăm sóc giấc ngủ của bé

Ở lứa tuổi nào, từ lúc mới sinh đến khi bé đi học lớp 1, bố mẹ hãy luôn quan tâm đến giấc ngủ của bé. Làm sao để bé ngủ ngon, sâu giấc.

Điều này rất quan trọng vì tuyến yên ở cơ thể trẻ nhỏ có thể tiết ra yếu tố kích thích tăng trưởng trong khi bé ngủ. Do đó, bé cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Nó cũng giúp cho bé tăng chiều cao đặc biệt với bé dưới 4 tuổi.

Xây dựng và duy trì một thói quen ngủ tốt, đúng giờ sẽ giúp bé ngủ ngon, phát triển tốt và thức dậy một cách sảng khoái, thoải mái.

Ăn quá nhiều thịt lại làm não bé phản ứng chậm.

Không nên ăn quá nhiều thịt

Thịt là thức ăn có nhiều chất đạm. Bố mẹ nào cũng muốn cho con ăn nhiều thịt để con phát triển và thật thông minh. Nhưng ăn quá nhiều thịt lại khiến não bé hoạt động và phản ứng một cách chậm chạp.

Một số khoa học đã chứng minh rằng trong thực đơn hàng ngày của bé, nếu lượng thịt nhiều hơn các thành phần khác trong món ăn, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí lực của bé.
Vì vậy, bố mẹ nên cho bé ăn nhiều rau quả tươi để cân bằng dinh dưỡng, giúp bé tiêu hóa tốt, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bé phá triển đầy đủ.

Không cho bé ăn đồ lạnh

Bố mẹ hay chiều theo sự đòi hỏi của các bé, cho bé ăn kem, sữa chua, váng sữa... vừa lấy trong tủ lạnh ra, hoặc các thức ăn của bé để trong tủ lạnh chưa kịp hâm lại. Điều này sẽ tạo cho một số virus gây bệnh phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở bé như viêm họng, viêm phế quản...
Tất cả những thức ăn, thực phẩm có nhiệt độ dưới 25 độ C đều phải được đun nóng, hấp cách thủy trước khi cho bé ăn.

Hạn chế bé ăn quá nhiều đồ ngọt

Các bé thường rất thích ăn bánh kẹo nhưng điều này lại có hại cho bé. Bố mẹ nào cũng biết ăn quá nhiều đường sẽ dễ làm bé bị béo phì, mắc các bệnh về đường răng miệng như viêm lợi, sâu răng.

Nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết ăn đồ ngọt cũng như ăn món ăn nhiều đạm đều không có lợi cho hoạt động gan và não của bé. Nếu bé ăn đồ ngọt trong một thời gian dài sẽ dễ hình thành thể chất axit ảnh hưởng đến sự phát triển trí lực và sức đề kháng của bé.
Các nhà khoa học khuyến cáo bố mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều đường và những loại bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm được chế biến từ đường để bảo vệ bé một hoàn toàn.

Theo Afamily

Hai học sinh nhập viện vì ngộ độc thuốc



Thông tin từ BV Nhi Đồng 2 cho biết, Khoa Cấp cứu BV vừa tiếp nhận cùng một lúc 2 em Y.V. (12 tuổi ) và P.T. (9 tuổi) là học sinh nội trú của một trường tiểu học dân lập Quốc tế TP.HCM với chẩn đoán bị ngộ độc thuốc.

Do bạn học thách thức nên Y.V. đã uống liền một lúc 20 viên panadol. Thấy bạn uống thuốc, P.T. cũng lấy ra 18 viên giấu sẵn trong hộc tủ từ lâu và cùng uống. Sau khi uống thuốc, các em bị ngộ độc nặng phải nhập viện cấp cứu. Hiện vẫn phải chăm sóc và theo dõi tích cực tại BV. Theo thống kê, chỉ chưa đầy 1 tháng sau nghỉ Tết đã có 5 ca ngộ độc ở trẻ vị thành niên nhập viện BV Nhi đồng 2. Các bé đều sử dụng thuốc viên dạng uống. Trong số đó có ca tự tử bằng thuốc chỉ vì một lý do hết sức nhỏ nhặt và bốc đồng.

NGUYỄN PHẠM - skđs

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Trẻ sinh non dễ bị mù



Sinh đôi khi thai mới 28 tuần, chị Ngọc (Ứng Hòa, Hà Nội) thở phào khi hai bé đều khỏe mạnh sau tháng đầu vất vả nuôi trong lồng kính. Thế nhưng, khi con lớn dần, vợ chồng chị lại đau thắt tim vì biết cả hai bé đều mù.

Lúc còn nhỏ, ai đến chơi cũng khen cả hai bé trai con chị có đôi mắt giống mẹ, đẹp quá. Anh chị cũng hạnh phúc vô bờ vì có lúc đã tưởng rằng không thể nào cứu được các con. Nhưng khi càng lớn, hai bé càng chậm có phản ứng với ánh sáng. Bận rộn công việc, lại vất vả vì chăm hai bé và nghĩ các con sinh thiếu tháng nên chậm phát triển hơn nên anh chị cũng không để ý lắm.

Mãi đến khi các cháu được một tuổi, thấy con như chẳng hề nhìn thấy gì, anh chị mới đưa các bé đi khám thì biết cả hai cháu đều đã bị bong võng mạc mắt. Bác sĩ kết luận chẳng có cách gì chữa được cho các bé nữa.
Giáo sư Teresenco - Giám đốc chi nhánh Kaluga của Tổ hợp Vi phẫu mắt Fyodorov (Nga) đang khám cho trẻ bị bong võng mạc tại Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga. Ảnh: VN.

Tương tự, dù được phát hiện bệnh sớm hơn nhưng em bé của vợ chồng anh Đức (Thái Nguyên) vẫn chưa nhìn được ánh sáng.

Con anh chị chào đời khi vừa tròn 30 tuần tuổi. Vì không được ai hướng dẫn, nên sau khi đón cháu từ lồng kính của bệnh viện về nhà nuôi, anh chị chẳng để ý đến việc khám mắt cho con. Bố cháu rất quan tâm đến cô con gái nhỏ, thường xuyên mua đồ chơi, bóng bay về giăng khắp nhà. Nhưng rồi anh phát hiện bé không hề thích thú nhìn theo những thứ đầy màu sắc như những em bé khác.

Đưa con đi khám ở Bệnh viện mắt Trung ương khi bé được gần 4 tháng, anh chị bủn rủn khi bác sĩ kết luận: em bé bị đã bị bong một phần võng mạc. Bác sĩ đã tiến hành xử lý laze cho mắt cháu nhưng cũng không phục hồi được thị lực.

Theo tiến sĩ nhãn khoa Vladimir Nhicolaevich, Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga, cũng là trưởng khoa nhi, chi nhánh MNTK tại Kraxnodar (Nga), có tới 40-50% các cháu sinh non bị bệnh võng mạc mắt. Đây là bệnh mắt do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc ở trẻ sinh non hay thiếu tháng, nhẹ cân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị mù vĩnh viễn.

Bác sĩ cho biết, các cháu sinh ở tuần 34 trở xuống thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Trẻ sinh ở tuần 35-36 vẫn có nguy cơ nếu người mẹ mang thai có bệnh trong cơ thể. Bệnh thường xuất hiện từ tuần thứ 4 sau khi sinh hoặc có thể xảy ra muộn hơn, vào khoảng tuần thứ 6, 7.

Ở Việt Nam, đa số các cháu bị bệnh này thường được khám quá muộn nên cơ hội phục hồi thị lực rất thấp. Theo bác sĩ, đây không phải là lỗi của phụ huynh bởi họ không biết về chuyên môn, chưa được thông tin về bệnh, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Chính các y, bác sĩ sản khoa phải có trách nhiệm hướng dẫn họ đưa con đi khám chuyên khoa mắt trẻ em để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Với bệnh này, ở giai đoạn sớm nhìn bằng mắt thường sẽ không thể phát hiện được, đến khi có biểu hiện bên ngoài thì đã muộn. Ngoài ra, việc khám mắt cho trẻ sơ sinh khá phức tạp, cần thiết bị chuyên dụng và đòi hỏi phải do bác sĩ chuyên khoa nhãn nhi thực hiện.

"Bệnh này phải được xem như một bệnh cấp cứu, như là đau ruột thừa, vì nó diễn biến rất nhanh, nếu để lâu cơ hội chữa khỏi sẽ mất, trẻ sẽ bị mù vĩnh viễn, rất đáng tiếc", bác sĩ Vladimir Nhicolaevich nhấn mạnh.

Nếu bệnh được phát hiện lúc còn nhẹ và trung bình (cấp độ 1,2,3) thì kết quả khá tốt, nếu bệnh nặng (cấp 4, 5 - khi đã bị bong võng mặc phần lớn hay hoàn toàn) thì dù có điều trị bằng phương pháp nào khả năng mù vẫn rất cao. Với các cháu trên một tuổi, đã bị mù hoàn toàn do bong toàn bộ võng mạc, việc phẫu thuật vẫn cần thiết, dù chỉ để bảo tồn cơ quan thị giác, tránh các biến chứng như teo hoặc lồi con mắt, chứ không thể khôi phục thị lực.

Để tránh nguy cơ này, theo bác sĩ, trong vòng 4 tuần sau khi sinh, trẻ cần được khám mắt. Đối với trẻ thiếu tháng, ngay lập tức sau khi đẻ cần được kiểm tra mắt, sau đó khám thường xuyên và trong vòng 3 tháng đầu phải giải quyết các vấn đề về mắt cho các cháu.

Tuy nhiên, do điều kiện thiết bị và chuyên môn, nên hầu hết các bệnh viện trong nước đều chưa chữa trị được bệnh này. Một số bệnh viện lớn như Bệnh viện mắt Trung ương, Bệnh viện mắt TP HCM... cũng chỉ có thể điều trị khi bệnh ở giai đoạn nhẹ bằng 2 phương pháp là lạnh đông và quang đông bằng laser.

Hiện nay, nhiều trường hợp bong võng mạc trẻ đẻ non đã được Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga tiếp nhận chuyển sang Nga điều trị. Thời gian điều trị khoảng 10 ngày và chi phí khoảng 6000 USD cho bé và mẹ đi cùng.

Hiện bệnh viện đang tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Nga về điều trị bong võng mạch trẻ sơ sinh và trong thời gian tới, khoảng giữa năm, sẽ chính thức áp dụng tại Việt Nam.

VNE

Nhiều phường ở Hà Nội hết văcxin bạch hầu - uốn ván

Nhiều trẻ tại Hà Nội không được tiêm phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván vì không có văcxin.

Sáng 5/3, theo đúng lịch tiêm chủng, chị Loan ở phường Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội đưa con 6 tháng tuổi đi tiêm phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván. Nhưng chị đành đưa con về không vì trạm hết văcxin này.

Chị Loan lo lắng nói: "Không hiểu tình trạng thiếu này sẽ diễn ra bao lâu. Tháng trước, cho con đi tiêm viêm gan B đã không được, tôi đã phải tiêm dịch vụ mất 70.000 đồng, lần này thì cả tiêm dịch vụ cũng không còn".

Một nhân viên của trạm y tế phường Thanh Trì cho biết, ngày mùng 5 hàng tháng là lịch tiêm chủng chung của phường. Tuy nhiên, trong ngày hôm nay, các bé đến chỉ có thể tiêm phòng mũi sởi, lao và viêm gan B còn văcxin bạch hầu - ho gà - uốn ván thì không có. Thông tin này đã được thông báo trên loa đài để các bà mẹ biết.

Không chỉ riêng phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, một số trạm y tế phường khác như: Bồ Đề, Định Công, Trần Phú... cũng không có văcxin phòng bạch hầu -ho gà - uốn ván để tiêm cho trẻ.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, tình trạng thiếu văcxin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván chỉ xảy ra trong hai ngày hôm nay trên toàn thành phố. Lý do là đến hôm nay (5/3) trên thành phố mới có văcxin này trong khi các trung tâm y tế quận, huyện đã lên nhận văcxin tiêm chủng từ ngày 28/2 và 1/3. Vì thế, không kịp tiêm phòng cho trẻ em.

Đến nay, tất cả văcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đều đã có đủ. Về văcxin tiêm dịch vụ thì thiếu 2 loại: văcxin "3 trong 1" phòng sởi, quai bị, rubella và viêm màng não do Meningo A+C .

Bên cạnh đó, trước thông tin thiếu nhiều loại văcxin tại TP HCM, ngày 2/3, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Sở Y tế kiểm tra số lượng văcxin phục vụ tiêm chủng, chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng lập dự trù số lượng (kể cả tiêm dịch vụ). Đồng thời cũng gửi văn bản đến các công ty nhập khẩu văcxin yêu cầu chủ động tìm nguồn cung cấp các văcxin hiện nay trên thị trường đang khan hiếm.

VNE

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

Hành trình sống kỳ diệu của bé gái chỉ nặng 700g

Ảnh: Mai.

Ra đời khi mới 24 tuần tuổi, nặng 700g, bé Ban Mai chỉ có 20% cơ hội sống qua tuần đầu tiên. Vậy mà, cùng với người mẹ đầy nghị lực, bé đã kiên cường chống chọi với bao bệnh tật để trở thành cô bé khoẻ mạnh, đáng yêu gần 2 tuổi như ngày nay.

Suốt đời, Thu Hương, mẹ bé Ban Mai không thể quên được ngày con chào đời. Khi ấy, Hương mới mang bầu tròn 24 tuần. Cô đang học chuyên ngành kinh tế tại một đại học tại Anh. Đó là tháng 5/2008 - trúng kỳ nghỉ hè nên bạn bè của Hương đều tranh thủ về nước thăm gia đình. Người mẹ trẻ cố nán lại ký túc xá, dành ngày về cho 4 tháng nữa - thời điểm dự sinh của mình, để được sinh con tại quê nhà, nơi có bố mẹ và người thân.

Nhưng mọi việc xảy ra quá bất ngờ. Nửa đêm hôm ấy, Hương đau bụng dữ dội. Người mẹ 24 tuổi lo lắng nhưng cố đợi đến sáng mới vào bệnh viện. Thấy cô, các bác sĩ vẫn bình thản cho rằng có lẽ do em bé bắt đầu đạp mạnh hoặc do mẹ ăn phải thực phẩm ôi. Thế nhưng 30 phút sau, cô vỡ ối. Các bác sĩ hốt hoảng đưa Hương vào phòng sinh.

15 phút sau, bé Ban Mai chào đời, nặng 700g, không một tiếng khóc.

Ảnh:
Bé Ban Mai lúc mời chào đời, được nằm trong lồng kính giữa bao nhiêu dây dợ, máy móc. Ảnh do gia đình cung cấp.

Người mẹ kể lại, khi ấy, bác sĩ cho biết, Ban Mai có 20% cơ hội để sống qua một tuần đầu tiên, nếu qua được, bé có 50% để lớn, nhưng lớn được cô bé cũng chỉ có 50% khả năng để trở thành một đứa trẻ bình thường mà không có di chứng gì.

Theo họ, chỉ cần bé sinh sớm hơn vài ngày thì thậm chí còn không đủ cả ngón chân, ngón tay chứ chưa nói đến các cơ quan nội tạng. Chính các bác sĩ còn cho rằng, bé sinh khi 24 tuần nếu sống được là cả sự diệu kỳ. Còn gia đình Hương ở trong nước, vì điều kiện không thể qua với mẹ con cô, cũng lo lắng vô cùng và gọi điện an ủi Hương vì nghĩ em bé sẽ không thể qua khỏi.

"Con nhỏ như một con mèo con, nằm trong túi nilong để giữ nhiệt, thậm chí da còn trong suốt, nhìn thấy từng mạch máu. Quanh con là bao nhiêu dây dợ và máy móc", người mẹ trẻ nhớ lại hình ảnh con trong những ngày đầu tiên trong lồng kính.

Rồi tuần bão tố cũng qua đi. Bắt đầu từ đó, hai mẹ con trải qua 6 tháng trong bệnh viện với bao lo lắng và cả hạnh phúc.

Có lần, bác sĩ nói hệ tiêu hóa của Mai chưa mở, bé không đi ngoài được nên có thể phải phẫu thuật. Không hiểu sao, ngay khi ấy, bé liền ị luôn một bãi khiến các bác sĩ cũng phải ngạc nhiên và bật cười.

Trong những ngày con được chăm trong lồng kính bệnh viện, người mẹ phải đi lại giữa hai thành phố, vừa thăm con, vừa đi học và đi làm. Cô run nhất mỗi lần nghe điện thoại, bởi sợ người ta thông báo con không qua khỏi hay gặp trục trặc gì đó.

Hương kể, có khi, đang đêm, bệnh viện gọi tới cho biết Ban Mai bị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hệ hô hấp rồi hàng loạt những bệnh khác mà chính cô cũng không nhớ nổi.

Khi lớn hơn một chút, do hệ gan chưa phát triển nên da Ban Mai vàng như nghệ và bé phải trải qua đợt điều trị kéo dài. Mỗi ngày, bé bị chọc ven 3-4 lần để lấy máu, hết tay lại đến chân. Chữa khỏi gan, bé lại được phát hiện bị hở van tim và tiếp tục phẫu thuật. Tiếp đó, em lại phải mổ mắt bằng tia laze.

Khi được rời lồng kính về nhà, lúc khoảng 6 tháng, hệ hô hấp của Ban Mai còn yếu nên bé phải thở bằng oxy. Vậy là, ở nhà, người mẹ vừa bế con vừa nấu ăn và xách theo cái bình chứa oxy to như chiếc bình ga bên cạnh. Cũng từ đó, cứ một tuần 3 lần Ban Mai lại phải đến bệnh viện kiểm tra. Hầu như bệnh viện nào ở miền Nam nước Anh cũng có hồ sơ bệnh án của cô bé.

Lúc Ban Mai được 10 tháng, vì bận làm khoá luận tốt nghiệp, Hương đành đưa con về với ông bà ngoại, dù khi ấy cô bé mới phẫu thuật tim được mấy ngày, để bé được chăm sóc tốt hơn. Và trong những ngày tháng sống xa con đó, dù hối hả với việc học hành nhưng cô vẫn đau đáu nỗi nhớ con.

Ảnh:
Bé Mai gần hai tuổi bây giờ thích nhất là được bà ngoại đẩy xe đi dạo buổi chiều. Ảnh do gia đình cung cấp.

Rất nhiều người biết chuyện của Hương đều xúc động và khâm phục cô. Nhưng với Hương thì "người mẹ nào rơi vào hoàn cảnh của mình cũng làm vậy thôi. Con còn nhỏ dại thế mà đã biết kiên cường đấu tranh với số phận để tìm sự sống, làm sao mình có thể đầu hàng". Hương kể rằng, những ngày nuôi con bằng phương pháp kanguru như lời bác sĩ hướng dẫn, cô thực sự thấy không gì thiêng liêng bằng tình mẫu tử.

"Khi cơ thể con áp vào ngực mình, mình nghĩ có thể quên tất cả mọi chuyện khác trên đời. Đó chính là một phần thân thể, máu thịt của mình và mình phải hết sức chăm lo, bảo vệ", người mẹ trẻ bộc bạch.

Hương cho biết, chính sự quan tâm, những lời động viên của bố mẹ ở quê nhà khi ấy đã tiếp thêm cho hai mẹ con cô sức mạnh: "Đó là bờ vai vững vàng nhất, khiến hai mẹ con em không lúc nào cảm thấy đơn độc, tuyệt vọng dù nhiều lúc đã ở trong hoàn cảnh ấy". Ngoài ra, sau đợt nghỉ hè, khi trở lại trường, những người bạn trong nước cũng giúp Hương chăm sóc bé Ban Mai.

"Chúng em vẫn ở trong ký túc xá. Em nhớ khi ấy, các bạn phân công nhau trông Ban Mai, mẹ đi học chỉ chờ hết giờ là ba chân bốn cẳng chạy về với con. Còn các bạn, cả những đứa vốn là công tử, tiểu thư chưa từng phải làm gì, cũng xắn tay áo bế bé, nấu bột hay đưa hai mẹ con đến bệnh viện...", Hương kể lại.

Bé Ban Mai bây giờ đã được gần 2 tuổi, nhưng chưa biết đi, chưa nói được thậm chí ngồi chưa vững. Trên cơ thể em vẫn còn in dấu những đợt điều trị khi còn bé. Đôi bàn tay chi chít các vết sẹo sau những lần lấy ven. Chiếc miệng xinh xắn, hay cười vẫn còn mờ vết hằn của chiếc ống xông những ngày bé chưa tự thở được...

"Các bác sĩ cũng nói với em rằng luôn phải tính sự phát triển của con nhỏ hơn một tuổi so với các bạn sinh cùng và phải đến năm bé 5 - 6 tuổi mới đuổi kịp hoàn toàn. Em không lo lắng vì điều đó, bé có mặt trên đời đã là một món quà quý giá em có được. Chỉ cần bé khoẻ mạnh là đủ rồi", Hương thổ lộ.

Mặc dù chậm phát triển hơn các bạn cùng lứa về thể chất, nhưng Ban Mai có khả năng nhận thức và biểu đạt tình cảm rất tốt. Và hình như biết mẹ vất vả nhiều vì mình, bé thường tỏ ra rất giận dữ khi thấy ai "bắt nạt" mẹ.

VNE

Ông bố của ngày 8-3

Cháu một ngày vắng bà, con một ngày vắng mẹ, bố một ngày vắng osin - ảnh chia sẻ một ngày làm việc bận rộn của bạn đọc Mimosa.

Mình là độc giả rất hâm mộ báo điện tử VnExpress.net, và coi đây như người bạn thân thiết trong công việc và cuộc sống. Hôm qua mình đã có một ngày làm việc quá bận rộn đến nỗi hôm nay vẫn còn..... choáng nên muốn chia sẻ cùng các bạn.

Mimosa

10 bí quyết thụ thai hiệu quả


Những người phụ nữ ăn kiêng có thể giảm cân và cũng giảm cả khả năngsinh con. Hãy bỏ ăn kiêng vài tháng trước khi quyết định có bầu.

Theo kết quả điều tra tại Pháp, trung bình chỉ có 1/6 số cặp vợ chồng thành công trong việc thụ thai sau 1 năm cố gắng. Không quá 20% phụ nữ may mắn có thai trong một chu kì kinh nguyệt. Sau đây là 10 lời khuyên giúp các cặp vợ chồng duy trì khả năng sinh đẻ và không gặp khó khăn khi muốn có thêm em bé.

1. Kiên nhẫn: Nếu hai vợ chồng sinh hoạt tình dục thường xuyên trong vòng một năm, không áp dụng biện pháp tránh thai nào trong thời gian này mà vẫn không có thai thìv ẫn cần hết sức kiên nhẫn.

2. Quan hệ tình dục đều đặn: Các chuyên gia sản khoa cho rằng, quan hệ tình dục đều đặn cho nhiều khả năng thụ thai hơn. Nên nhớ là tinh trùng có khả năng sống 72g kể từ khi bắt đầu “tạm trú” trong cơ quan sinh dục phụ nữ.

Ảnh minh họa

3. Chấm dứt chế độ ăn uống khắc nghiệt: Những người phụ nữ ăn kiêng có thể giảm cân và cũng giảm cả khả năng sinh con. Hãy bỏ ăn kiêng vài tháng trước khi quyết định có bầu.

4. Ăn uống theo chế độ hợp lý: Bỏ bữa và ăn quá nhiều đường không tốt cho cơ thể của bạn và cả cho khả năng thụ thai. Tỷ lệ đường trong máu cao khiến cơ thể tiết ra quá nhiều hormon có tên là adrenalin. Hormon này tác động xấu đến chất progesteron, một loại hormon có vai trò giúp tử cung đón nhận bào thai. Béo quá hoặc gầy quá cũng làm giảm khả năng thụ thai cho dù bạn đã được điều trị hormon kích thích sinh sản.

5. Giữ chồng luôn mát mẻ: Nói thế không có nghĩa là bắt chồng bạn chui vào trong tủ lạnh mà là khuyên anh ấy mặc quần rộng, tốt nhất là quần bằng vải cotton. Quần quá chật sẽ gây nhiệt độ quá cao ở khu vực bộ phận sinh dục và nhất là hai tinh hoàn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng.

6. Chọn mùa cho đúng: Trong một năm có những thời kỳ dễ thụ thai hơn những thời kỳ khác. Đàn ông thường có lượng tinh trùng cao nhất vào đầu mùa xuân và cuối mùa thu. Khả năng di chuyển của chúng cao nhất là vào cuối mùa hè, đầu mùa thu.Vì vậy, đầu mùa đông là thời kỳ thuận lợi nhất cho việc thụ thai. Hãy tận dụng "tiết trời xấu" mà ân ái nhiều hơn dưới tấm chăn ấm.

7. Cẩn thận với thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau ảnh hưởng đến các hormon prostaglandine đóng vai trò làm co tử cung. Vì vậy, không nên dùng thuốc giảm đau trong thời kì rụng trứng.

8. Giảm thuốc lá: Phụ nữ đều biết hút thuốc trong thời gian mang thai là có hại, nhưng ít ai biết thói quen này làm giảm khả năng thụ thai, cản trở quá trình thụ thai đối với cả nam giới lẫn nữ giới. Theo một công trình nghiên cứu mới đây tại Pháp, phụ nữ hút thuốc giảm tới 30% khả năng thụ thai so với phụ nữ không hút thuốc. Tỷ lệ này còn cao hơn nếu đức lang quân của họ cũng hút thuốc.

9. Kiêng rượu: Những người uống nhiều rượu quá có ít khả năng sinh sản hơn những người khác, và ngay cả khi người phụ nữ mang bầu uống rượu, bào thai của họ cũng bị ảnh hưởng.

10. Uống ít cafe: Uống nhiều cafe quá cũng làm giảm khả năng thụ thai. Các công trình nghiên cứu ở nhiều nước châu Âu đã khẳng định, cafein là kẻ thù của khả năng sinh nở.

Theo Báo Người Lao Động

Khi nào nên lo lắng về chiều cao của con bạn?

Cha mẹ nên đến gặp bác sĩ nhi nếu trẻ không cao lên được 5 cm mỗi năm, nếu trẻ không tăng hoặc giảm cân chút nào, hoặc nếu trẻ thường xuyên bị ho hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm...

Với chiều cao 1,5 mét, cậu bé 13 tuổi Daniel Clark ở thành phố New York luôn bị nhận ra giữa đám đông bởi cậu thấp hơn tất cả các bạn trong lớp.

"Thằng bé bị chỉ trích, trêu ghẹo liên tục khi ra khỏi trường", cha của Daniel cho biết. "Cứ mỗi lần nó rời nhà, chúng tôi lại phải thốt lên 'Ôi Chúa ơi, hy vọng không có chuyện gì xảy ra'".

Daniel luôn luôn ở đứng ở danh sách 10 em thấp nhất trong trường. Ở trường học cũ, cậu bị loại khỏi danh sách chơi thể thao, và thường phải nỗ lực hơn để chứng tỏ trí tuệ của mình.

Không giống con trai mình, anh Daniel Clark Sr đã cao đến 1,8 mét khi bằng tuổi cậu bé bây giờ. Và mặc dù mẹ cậu chỉ cao có 1,5 mét, bác sĩ vẫn không rõ cậu có thể cao lên được nữa hay không.

Nỗi lo trẻ lùn cũng là nỗi lo lắng thường gặp của các ông bố bà mẹ, đặc biệt nếu trẻ là con trai, theo một nghiên cứu trên tờ British Medical Journal.

Với các cậu bé, sự tăng trưởng nhảy vọt xảy ra quanh tuổi 13, nhưng cũng có thể sớm hơn ở tuổi lên 10, hoặc muộn hơn ở tuổi 16. Trung bình, các bé gái dậy thì tăng vọt sớm hơn các em trai 2 năm.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Joseph Zanga, giám đốc bộ phận nhi khoa tại Hệ thống chăm sóc y tế vùng Columbus (Mỹ), mỗi trẻ có tiềm năng tăng trưởng khác nhau.

Trẻ được xem là có vóc người thấp khi chúng thấp hơn 98,8% các trẻ khác cùng giới tính và độ tuổi, theo Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Mỹ. Mặc dù chế độ ăn uống và rèn luyện thể chất giúp trẻ tăng chiều cao, song yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quyết định.

"Nếu tất cả mọi người trong nhà đều chưa bao giờ cao quá mét rưỡi, thì tôi sẽ an tâm rằng con trai tôi cũng có tiềm năng như thế. Nhưng nếu tất cả người nhà tôi đều cao trên 1,8 mét, và con tôi lại không có vẻ gì sẽ như thế, tôi sẽ phải lo ngại", Zanga nói với tờ ABC.

Cũng theo các chuyên gia, cha mẹ nên đến gặp bác sĩ nhi nếu con họ không cao lên được 5 cm mỗi năm, nếu trẻ không tăng hoặc giảm cân chút nào, hoặc nếu một trẻ thường xuyên bị ho hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm.

Những yếu tố khác có thể cản trở trẻ lớn gồm có suy dinh dưỡng, thiếu hụt hoóc môn tăng trưởng tuyến giáp, hoặc các bệnh tim và phổi. Các bác sĩ có thể căn cứ vào tiền sử bệnh lý và thể chất, hoặc thậm chí chụp X quang để đo tuổi của xương để tìm ra lý do trẻ chậm lớn.

Theo các bác sĩ của Tổ chức Child Growth Foundation, cứ 3.800 trẻ thì có một em mắc bệnh thiếu hoóc môn tăng trưởng tuyến giáp, và một số em cần được tiêm bổ sung.

Tuy nhiên, với những cậu bé không thể cao thêm nhờ tiêm hoóc môn, sự khích lệ của gia đình sẽ là giải pháp tốt nhất. "Đôi khi, cách 'chữa' bệnh lùn này là định hướng lại cách nghĩ của gia đình, sao cho đứa trẻ hiểu rằng nó có thể làm được nhiều việc khác, những thứ sẽ giúp chúng thành công trong cuộc đời", Zanga nói.

Các bậc cha mẹ nên giúp trẻ hiểu rằng chiều cao không phải là yếu tố quyết định tạo nên thành công trong cuộc sống.

"Nếu bạn là vận động viên đua ngựa, bạn sẽ làm tốt hơn với ngoại hình thấp, và ngược lại nếu bạn là vận động viên bóng rổ, chiều cao sẽ là lợi thế cho bạn. Vì thế chiều cao sẽ chỉ phụ thuộc vào điều gì mà bạn coi là thành công", Zanga nhấn mạnh.
Theo Vnexpress

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

Cứu sống bé 9 tháng tuổi sốc sốt xuất huyết nặng



Bé N. T. T. M. (9 tháng tuổi) được chẩn đoán sốt xuất huyết độ 3 ngày năm, sốc kéo dài, biến chứng xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp nặng, được điều trị tích cực tại khoa hồi sức

Tuần qua, bé N. T. T. M. (9 tháng tuổi, ngụ tại TP.HCM) nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng lừ đừ, tím tái, tay chân lạnh.

Khai thác bệnh sử ghi nhận bé sốt cao liên tục bốn ngày, ói mửa 3-4 lần/ngày, tiêu lỏng 5-6 lần/ngày. Ngày thứ năm bớt sốt, tay chân lạnh, nổi bông tím, bỏ bú, ói ra máu lợn cợn đen, người nhà đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Thăm khám lâm sàng và xét nghiệm máu cấp cứu cho thấy bé sốc sốt xuất huyết độ 3. Ngay lập tức bé được truyền dịch chống sốc tích cực, nhưng tình trạng sốc không cải thiện nên được truyền dung dịch đại phân tử, đo huyết áp xâm lấn. Việc điều trị gặp nhiều khó khăn vì bé quá nhỏ, quấy khóc liên tục, rất khó thiết lập đường truyền tĩnh mạch. Diễn tiến bệnh phức tạp, mặc dù được truyền dịch theo phác đồ nhưng trẻ đáp ứng kém, biểu hiện sốc kéo dài, biến chứng xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp nặng nên được hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc để cầm xuất huyết tiêu hóa. Kết quả sau gần năm ngày điều trị, tình trạng của bé đã hồi phục dần, tỉnh táo, bú khá.

Qua trường hợp này bệnh viện muốn lưu ý đến quý phụ huynh cảnh giác bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể tấn công trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi thường hay kèm triệu chứng đường hô hấp, tiêu hóa dễ nhầm với các bệnh khác, ngay cả nhân viên y tế đôi khi cũng “bị lừa”. Ngoài ra quý phụ huynh cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như diệt muỗi, lăng quăng, ngủ mùng... và khi thấy con em mình sốt cao trên hai ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau cần phải ngay đưa trẻ vào bệnh viện:

- Bứt rứt, lăn lộn hoặc ngủ li bì, lơ mơ, nói sảng

- Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen

- Đau bụng, ói

- Tay chân lạnh

- Lừ đừ, nằm một chỗ không chơi hoặc bỏ bú, bỏ ăn uống.

Theo Bệnh viện Nhi Đồng 1