Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Thời điểm dễ phát hiện Down ở thai nhi


Giai đoạn 11-13 tuần của thai kỳ được cho là thời điểm dễ phát hiện được hội chứng Down ở thai nhi. Tuy nhiên, việc phát hiện còn phụ thuộc nhiều yếu tố, từ máy móc đến con người.

Không dễ phát hiện

Siêu âm phát hiện bệnh down không phải dễ vì phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người siêu âm và độ phân giải của máy siêu âm, theo BS Lê Thị Hồng Lam, chuyên về siêu âm ở Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội).

“Những bác sĩ mới vào nghề thường chưa đủ kinh nghiệm để có thể phát hiện được bệnh Down trên siêu âm. Cũng có thể họ chưa trang bị đủ lý thuyết về bệnh học”, BS Lam chia sẻ sau khi một sản phụ 39 tuổi mới đây gửi đơn lên Thanh tra Sở Y tế TPHCM khiếu nại về việc Bệnh viện quận Bình Thạnh đã không phát hiện ra hội chứng Down ở thai nhi khi bà khám thai tại đây.

Bình thường, con người có 46 nhiễm sắc thể (23 cặp), một nửa số này thừa hưởng từ cha, nửa kia thừa hưởng từ mẹ.

Trẻ bị bệnh Down thường có 47 nhiễm sắc thể vì có đến ba nhiễm sắc thể thứ 21 (hiện tượng nhiễm sắc thể tam đồng). Chính nhiễm sắc thể dư này phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.

“Phụ nữ từ tuổi 35 có nguy cơ sinh con mắc bệnh Down và tỷ lệ mắc càng cao đối với phụ nữ nhiều tuổi”, BS Lam với 12 năm kinh nghiệm siêu âm khẳng định.

Bệnh thường có nhiều biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng như trương lực cơ thấp; mũi nhỏ, sống mũi thấp; đôi tai nhỏ, dị thường, kém mềm mại; nếp gấp ở trung tâm lòng bàn tay sâu và đơn độc; tăng động khớp; khớp trên và dưới đốt giữa của ngón thứ năm (ngón út) cứng; nếp quạt (một xếp da gấp thẳng đứng từ mi trên bao phủ góc mắt phía trong giống như mắt người Mông Cổ (điều này là bình thường với tộc người Mông Cổ nhưng là bất thường ở người bệnh Down); khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng; lưỡi quá to so với miệng.
BS Lam cảnh báo, nếu những trường hợp này không được phát hiện kịp thời, bé được sinh ra có thể tử vong hoặc chậm phát triển, khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày...

Chẩn đoán trước sinh giúp bác sĩ phát hiện và xử trí kịp thời một số bất thường về mặt hình thái (thai vô sọ, thai thiếu chi, não trước không phân chia, dị dạng tim, khuyết hàm) và những dị dạng mang tính di truyền (tế bào không trưởng thành, bất thường về nhiễm sắc thể). Vì vậy, việc quản lý thai nghén tốt là một trong những yêu cầu của chẩn đoán trước sinh.

Khi nào nên khám?

Bình thường, thời điểm bắt đầu khám sàng lọc trước sinh từ khi thai 11-13 tuần, nhưng tốt nhất là đúng 12 tuần. Các thời điểm tiếp theo sẽ là 20 - 22 tuần; 30 - 32 tuần.

Đối với bệnh Down, siêu âm kiểm tra thai giai đoạn 11-13 tuần, thường phát hiện được dấu hiệu dày khoảng sáng sau gáy. Hygroma Kystique (dị dạng bạch mạch dạng nang) là triệu chứng khá đặc hiệu trong một số bất thường của bộ nhiễm sắc thể, và là một trong những bất thường thể hiện sớm trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Kết quả quan sát trên màn hình siêu âm là vùng da gáy dày, phồng lên từ vài mm đến hàng chục milimét, da đầu dày, da bụng cũng có thể dày. Khi siêu âm thấy hình ảnh này, nhất thiết bác sĩ phải khuyên sản phụ đến chuyên khoa sản sâu hơn để kiểm tra.

Trường hợp Hygroma Kystique lớn, thai nhi có tình trạng hết nước ối, việc chẩn đoán có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn.

Nếu sản phụ bỏ qua thăm khám siêu âm thời kỳ 11-13 tuần, những thời điểm sau, có thể quan sát thấy da dày ở thai nhi, không có sống mũi, khoảng cách hai mắt xa nhau, dị tật tim, và chân tay (đa dị tật).
Đặc biệt, đối với bệnh này, lưỡi của thai nhi to, dày nên miệng thai nhi luôn há. Nhìn chung, trong tất cả bất thường phát hiện được qua siêu âm, cần phải chọc ối làm nhiễm sắc đồ thai nhi.

Theo Tiền phong

Có nên cắt tóc máu cho bé?

a ra.

Quanh câu hỏi này, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.

Tôi có 'tật' lo lắng thái quá mọi điều dù nhỏ nhất liên quan đến con mình. Tất nhiên, cái 'tật' đó đôi lúc làm khổ tôi, khiến tôi cuống cuồng nhưng nghiệm ra thì cũng có cái rất lợi, vì ít ra tôi sẽ 'lần mò' để thu thập thông tin và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc con.

Khi con gái được gần 3 tháng tuổi, nhiều người khuyên tôi nên cắt tóc máu cho bé để sau này tóc đen, dày hơn. Tôi băn khoăn, vì quả thực đã nghe ở đâu đó rằng không nên cắt tóc cho bé trước khi bé được 1 tuổi?

Qua tìm hiểu tôi được biết

Trên các diễn đàn Làm mẹ, quanh câu hỏi: 'Có nên cắt tóc máu cho bé?", đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Có người thì cho rằng nên cắt tóc máu vào đúng ngày đầy tháng để sau này bé không bướng bỉnh, biết vâng lời. Ngược lại, có người bày tỏ quan điểm phải đợi đến khi thóp bé liền mới cắt tóc máu, tránh cho bé bị lạnh đầu, bị cảm.

Thực tế, người lớn cần chú ý tốc độ mọc tóc để lựa thời điểm cắt tóc cho bé. Thông thường, không nên cắt tóc cho bé dưới 1 tuổi vì giai đoạn này da đầu bé mỏng dễ bị tổn thương, sau khi cắt nếu tóc mọc chậm sẽ không bảo vệ được da đầu bé. Nhưng nếu tóc bé có tốc độ mọc nhanh thì mẹ có thể chọn thời điểm ‘xuống tóc’ cho bé sớm hơn, tránh cho bé cảm giác ngứa ngáy, khó chịu vì tóc mọc quá rậm.
Nhiều người quan niệm việc thường xuyên cắt tóc máu sẽ kích thích tóc bé mọc nhanh và đen hơn. Thực ra, việc mọc nhanh hơn thì có thể, nhưng chưa chắc đã đen vì việc này phụ thuộc vào di truyền từ cha mẹ.

- Không cắt tóc khi bé mệt mỏi, không khỏe (dù bé chỉ bị cảm hay đau bụng).

- Hãy nhớ: Bé không đủ kiên nhẫn để người lớn có thời gian cắt tỉa và chỉnh sửa cho mái tóc thật đẹp. Vì vậy, cố gắng hoàn thành việc cắt tóc cho bé càng nhanh càng tốt.

- Nhiều người cho rằng, cắt tóc trong lúc bé đang ngủ thì dễ dàng hơn vì bé không biết chuyện gì xảy ra nhưng cách này chỉ khiến bé hoảng sợ và cáu kỉnh, nếu chẳng may thức giấc. Do đó, nên cắt tóc khi bé còn thức và cảm thấy dễ chịu (chẳng hạn như sau khi bé ngủ trưa dậy).

Theo Eva

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Có nên pha thuốc vào sữa?


Cháu gái tôi 2 tuổi thường sợ không dám uống thuốc hoặc uống rồi nhổ ra ngay. Có thể cho thuốc vào sữa rồi cho trẻ uống được không?
Cháu gái tôi 2 tuổi thường sợ không dám uống thuốc hoặc uống rồi nhổ ra ngay. Có thể cho thuốc vào sữa rồi cho trẻ uống được không?

Thu Hoài (Nam Định)

Gia đình không nên pha thuốc vào sữa bởi các lý do sau:

- Ngoài nước và các chất hữu cơ, trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao, độ kiềm cao, sữa làm chậm sự hấp thu của một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng lúc với sữa. Danh sách thuốc có thể tương tác với sữa có lẽ còn nhiều nữa.

- Với trẻ nhỏ bú bình, nếu trẻ không bú hết lượng sữa trong bình hoặc thuốc bị dính thành bình dẫn đến sử dụng thuốc không đủ liều.

- Một số trẻ có thể sợ bình sữa, bỏ bú vì sữa-thuốc đắng quá.

Để giúp trẻ đỡ “sợ” thuốc, sau khi uống thuốc xong, gia đình nên cho bé một viên kẹo ngọt để tránh dư vị thuốc. Đối với trẻ nhỏ hơn, gia đình nên hòa thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để trẻ dễ uống.