Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

Hài hước chuyện trốn con để... sex


Bé Na đi tìm bố để cùng xem phim, đập cửa ầm ầm khiến vợ chồng Kiên vừa "nhập cuộc" cũng đành bỏ dở. Sau Kiên nghĩ ra chiêu… chui vào tủ áo mỗi khi con đi tìm để bé chịu "thả" cho bố mẹ một lúc.

Nhiều khi đứa con lại chính là “kẻ thứ ba” ngăn cản các cuộc ái ân của bố mẹ, khiến họ phải vận dụng hết khả năng “tìm tòi”, “sáng tạo” để có được những phút mặn nồng quý giá bên nhau.

Cứu cánh là... tủ áo

Bé Na, 5 tuổi, con gái nhà anh Kiên và chị Hằng nhà ở phố Trần Điền (Hoàng Mai, Hà Nội) khá thông minh, nhạy cảm. Vì thế mỗi khi muốn “gần gũi”, anh chị đều phải cảnh giác cao độ với cô “giám sát viên” bé nhỏ này. Chỉ cần thấy bố mẹ tỏ ra âu yếm nhau một chút là bé lại “đánh tiếng”: “Bố mẹ làm gì đấy hả?”. Nghe câu hỏi mang tính nhắc nhở này là vợ chồng Hằng phải "stop" ngay lập tức. Mấy năm trước, khi bé Na còn nhỏ, anh chị có thể “rình” lúc con ngủ để "sinh hoạt". Bây giờ lớn hơn, bé Na lại rất thính ngủ nhưng nhất định không chịu ngủ riêng, chỉ cần thấy giường động là bé tỉnh ngay và bắt tại trận hai "thủ phạm" bố mẹ. Anh chị phải chuyển qua hoạt động bí mật. Buổi tối bé Na thường say sưa ngồi xem phim hoạt hình cả tiếng. Tranh thủ lúc đó, vợ chồng Hằng rủ nhau trốn sang phòng bên cạnh để “hành sự”.

Nhưng nhiều khi, bé Na lại đi tìm bố bắt xem phim cùng. Bé sang đập cửa ầm ầm khiến bố mẹ vừa nhập cuộc cũng đành bỏ dở giữa chừng. Anh Kiên nghĩ ra chiêu… chui vào tủ áo mỗi khi cô con gái đi tìm, còn chị Hằng nói dối con là bố đi ra ngoài có việc để bé Na chịu về phòng xem ti vi một mình. Nhiều hôm không tìm được bố, Na lại quay sang nhõng nhẽo đòi mẹ làm anh Kiên ngồi trong tủ đến nhễ nhại mồ hôi. Đã thế, có hôm trong bữa ăn, bé Na chợt nhớ ra liền hỏi: “Sao dạo này tối bố hay đi ra ngoài thế?” khiến hai vợ chồng bật cười suýt nữa sặc cả cơm.

Hò hẹn trong… toilet

Thường thì toilet là nơi kém... lãng mạn nhất trong không gian của một ngôi nhà nhưng đối với vợ chồng anh Tuấn chị Ngân (ngõ Chùa Hà, Cầu Giấy) thì đó lại là nơi để họ “hò hẹn yêu đương” và có những giây phút nồng nàn nhất.

Nhà có hai cậu con trai, một đã 9 tuổi, một mới bốn tuổi. Ngôi nhà họ ở lại chỉ có một phòng lớn chung cho cả gia đình nên vợ chồng muốn gần gũi nhau cũng khó. Trước đây anh chị thường nửa đêm bấm nhau xuống.... sàn nhà. Có lần đang say sưa đắm đuối thì nghe tiếng cậu con trai út hỏi “sao bố mẹ lại nằm dưới đất?”. Vợ chồng giật mình nhìn lên đã thấy cu cậu ngồi giữa giường đang lấy tay dụi dụi mắt. Chị Ngân vội vàng chữa: “À, bố mẹ ngủ say quá nên bị… ngã xuống đất”.

Từ đó, anh chị đành cố “nhịn” vì sợ con bắt gặp. Nhưng có lần căng thẳng vì “nhịn” lâu quá, thấy vợ đang tắm, anh Tuấn mở cửa xông vào... Sau lần ấy, anh chị phát hiện ra cái toilet nhà mình khá rộng rãi, lại là nơi kín đáo nhất trong nhà nên đã biến luôn nó thành “nơi gặp gỡ của tình yêu”.

Mỗi lần “họp” mất gần 300.000 đồng

Khi nghe anh Thanh, nhà ở tập thể Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) nói thế, nhiều người chắc sẽ nhầm tưởng rằng anh đi... chơi gái. Nhưng thực ra anh vẫn chung thuỷ tuyệt đối với vợ. Và số tiền anh nhắc đến ấy chính là chi phí cho mỗi lần hai vợ chồng anh “họp kín”.

Nguyên do cũng vẫn là vì không gian chật chột của ngôi nhà khiến hai người không thể tránh được đôi mắt tò mò của con. Căn hộ tập thể rộng hơn 25m2, phòng ngủ chỉ đủ kê hai chiếc giường sát cạnh nhau. Vợ chồng Thanh - Cúc cùng cậu con trai út nằm một giường, bên kia là cô con gái lớn học cấp ba và bà nội. Vì thế, anh chị chẳng thể xoay xở “họp hành” gì được, phải chọn giải pháp hẹn nhau vào nhà nghỉ. Vì tốn kém nên thỉnh thoảng họ mới dám “họp” một lần, thế mà cũng vẫn gặp rắc rối.

Chiều đó đi làm về, Thanh gọi điện hẹn vợ đến nhà nghỉ. Vừa lúc họ bước vào thì bạn của con gái đi qua nhìn thấy. Cô bé này đã đến nhà chơi mấy lần nhưng chỉ gặp chị Cúc chứ chưa biết mặt anh Thanh. Nhìn thấy thế, nó gọi điện thông báo ngay cho con gái chị. Hai đứa đến “phục” luôn ở cửa nhà nghỉ. Lúc ra, chị Cúc đi trước, chạm mặt con gái ở cửa. Nó hét vào mặt chị kết tội ngoại tình: “Sao mẹ lại phản bội bố?”. Nhưng vừa dứt câu thì anh Thanh đi ra, nó mới ngớ người: “Ơ, bố!”. Cô bạn nó cũng ngạc nhiên không kém: “Đây là bố bạn à?”.

Sau lần ngượng chín mặt với hai đứa trẻ, Cúc phải làm công tác tư tưởng, dành nhiều thời gian tâm sự với con gái nhưng vẫn cảm thấy cô bé không còn tự nhiên trước mặt bố mẹ như trước nữa. Hai vợ chồng cũng “chừa” luôn việc đến nhà nghỉ để tránh những rắc rối tương tự và cũng để đỡ tốn kém. Sau thời gian dài ít có cơ hội "đụng vào nhau", họ cũng quen dần với sự kiêng khem, ham muốn nhạt đi.

Còn trường hợp vợ chồng Kiên - Hằng thì ngược lại. Mỗi lần chồng chui từ trong tủ ra là cả hai nhìn nhau cười rũ. Nhưng họ thấy chuyện ái ân vụng trộm như kẻ ngoại tình cũng hay hay, đem lại nhiều cảm xúc mới mẻ. Còn nhà anh Tuấn từ khi khám phá ra cái toilet thì cả hai đều khá hài lòng: “Vợ chồng tôi cái khó ló cái khôn nên giờ thấy khá ổn, không còn tình trạng căng thẳng như trước đây nữa”, Tuấn nói.

Theo Đất Việt

Một số bệnh vùng kín ở bé gái cần chữa trị ngay



Một bà mẹ trẻ đã hoảng hồn khi thấy con gái 3 tuổi bị chảy máu ở bộ phận sinh dục. Chị nghĩ con mắc bệnh hiểm nghèo hay bị lạm dụng. Nhưng khi bác sĩ chuyên khoa khám thì phát hiện bé chỉ có một polip nhỏ ở lỗ tiểu và xử lý rất đơn giản.

Một bà mẹ trẻ đã hoảng hồn khi thấy con gái 3 tuổi bị chảy máu ở bộ phận sinh dục. Chị nghĩ con mắc bệnh hiểm nghèo hay bị lạm dụng. Nhưng khi bác sĩ chuyên khoa khám thì phát hiện bé chỉ có một polip nhỏ ở lỗ tiểu và xử lý rất đơn giản.

Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Thủy, khoa Phẫu thuật Nhi, bệnh viện Việt Đức, Hà Nội cho biết, đa số các dị tật ở vùng kín của bé gái đều không khó chữa, nhưng có những bệnh, nếu không được điều trị hoặc chữa muộn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống và cả khả năng sinh sản và đời sống tình dục của trẻ khi trưởng thành. Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ giúp các bà mẹ sớm phát hiện được bệnh ở vùng kín của con gái và đưa các bé đi khám, điều trị kịp thời.

Hai "môi nhỏ" dính nhau

Hai "môi nhỏ" là phần bọc phía trên của âm vật. Khi bị dính vào nhau, "môi nhỏ" sẽ che kín lỗ âm đạo và lỗ tiểu của các bé.

Ở trường hợp này, nếu không quan sát kỹ người lớn sẽ khó phát hiện bởi trẻ không có biểu hiện gì bất thường. Các bé vẫn có thể tiểu tiện vì tuy dính nhau nhưng hai môi vẫn có hở một lỗ nhỏ, tuy nhiên, nước tiểu không thành dòng như bình thường mà có thể chẽ ra các tia.

Đây không phải là một bệnh bẩm sinh mà thường do các viêm nhiễm tại chỗ gây nên, có thể vì mẹ không vệ sinh đúng cách cho bé hoặc trẻ bị đóng bỉm quá lâu mà không được thay, rửa. Khi "môi nhỏ" bị dính vào nhau thì việc vệ sinh bên trong vùng kín càng khó, nước tiểu không được thoát hết ra ngoài dễ gây viêm nhiễm đường tiểu, đường tiết niệu, thậm chí khiến sau này bé bị vô sinh. Ngoài ra, nếu không được tách ra, âm đạo bị che kín, khi trưởng thành, những người bị dị tật này không thể quan hệ tình dục được.

Cách điều trị bệnh rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần dùng dụng cụ tách hai môi bé ra, và bệnh nhân thường được về nhà ngay, sau đó chỉ cần bố mẹ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày là bệnh sẽ khỏi hẳn.

Không có lỗ màng trinh

Màng trinh là một lớp màng mỏng nằm trong âm đạo, cách cửa âm đạo khoảng một cm. Bình thường, màng trinh không hoàn toàn che kín âm đạo mà có một lỗ nhỏ để thoát dịch âm đạo hay máu mỗi kỳ hành kinh.

Ở các bé bị dị tật không có lỗ màng trinh, lớp màng che kín hoàn toàn âm đạo, khiến bộ phận này không thể tiết các dịch ra ngoài, gây ứ dịch bên trong âm đạo và tử cung. Các dịch này tích tụ lại có thể tạo thành một khối lồi ở ngay cửa âm đạo hoặc đôi khi thành một khối đặc (như khối u) ở bụng của bệnh nhân.

Nếu không phát hiện sớm và xử lý, khi đến tuổi dậy thì, các bé gái bị dị tật này sẽ thấy đau bụng dữ dội mỗi kỳ kinh nguyệt vì máu kinh không thoát được ra ngoài.

Cách điều trị dị tật này cũng rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần rạch màng trinh ra là người bệnh sẽ trở lại bình thường.

Âm vật phì đại như dương vật

Những trường hợp này tương đối phức tạp và liên quan đến việc xác định giới tính của trẻ. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh như: lưỡng giới giả nam (bộ nhiễm sắc thể giới tính là nam nhưng cơ thể lại phát triển theo hướng nữ), bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh ở trẻ gái (bộ nhiễm sắc thể giới tính là nữ nhưng do tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hoóc môn nam nên cơ thể dần thay đổi như nam), trẻ bị u buồng trứng….

Trong những trường hợp này, việc điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và có thể phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.

Thoát vị bẹn

Bình thường, khi trẻ sinh ra, một túi nhỏ thông từ khoang bụng ra lỗ bẹn sẽ được bít lại, nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không được bít sẽ khiến các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui xuống dưới và tạo nên một khối phồng ở vùng bẹn thường là trên xương mu, khiến một bên môi lớn to, bên kia nhỏ ở bé gái, hay ở bìu nếu là trẻ trai. Đây là hiện tượng thoát vị bẹn. Hiện nay phẫu thuật là phương pháp duy nhất chữa bệnh này. Nếu không được mổ kịp thời, có thể xảy ra hiện tượng ruột, buồng trứng chui xuống bên dưới bị nghẹt và hoại tử.

Polip lỗ đái (sùi niêm mạc vùng kín)

Đây là một cục u lành tính mọc ra từ lỗ tiểu, nếu bị sờ mó hay cọ vào quần, nó có thể gây chảy máu. Nhiều bà mẹ đã vô cùng hoảng hốt khi thấy con gặp trường hợp này.

Tuy nhiên, việc điều trị rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần mổ cắt bỏ polip là xong. Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Thủy cho biết, để phát hiện sớm bệnh cho con, bố mẹ phải quan tâm, nhất là người mẹ, mỗi ngày cần vệ sinh vùng kín cho bé gái sạch sẽ, tìm hiểu kiến thức về cấu tạo bộ phận sinh dục và quan sát xem có gì bất thường tại đó để cho trẻ đi khám sớm, điều trị kịp thời. Khi thấy trẻ thường xuyên kêu đau, ngứa, thường xuyên lấy tay gãi, sờ vùng kín hoặc có những bất thường khác ở các bộ phận trong cơ quan sinh sản thì cần cho trẻ đi khám chuyên khoa ngay để bác sĩ xác định bệnh và hướng dẫn cách điều trị.

Theo Vnexpress

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010

Trẻ uống bao nhiêu ml nước theo lứa tuổi



Nước có tác dụng trao đổi các chất trong cơ thể một cách dễ dàng hơn, Mùa hạ nhiệt độ cao, bé ra nhiều mồ hôi, lúc này nên chú trọng cung cấp nước cho trẻ. Xác định lượng nước như thế nào là thích hợp nhất cho trẻ ?

Trẻ cần căn cứ theo thể trọng để xác định lượng nước cho thích hợp. Thông thường, lượng nước cần thiết cho trẻ nhỏ ngoài phần nước do các nhân tố dinh dưỡng trao đổi trong cơ thể sinh ra và thành phần nước có trong thực phẩm ( sữa, nước ép, hoa quả ), trẻ còn cần uống nước lọc trực tiếp để thỏa mãn nhu cầu cơ thể.

Lượng nước trung bình cho trẻ nhỏ khoảng 1 tuổi: 1 ngày/1 kg thể trọng bổ sung 120-160 ml; trẻ từ 2-3 tuổi: 1 ngày/1kg thể trọng bổ sung 100-140 ml nước. Theo tính toán này, trẻ nhỏ mỗi ngày bổ sung 1200-1600 ml nước. Ngoài lượng nước hấp thụ từ thức ăn, mỗi ngày nên uống trực tiếp 600 ml.

Nếu trẻ đi tả, nguyên tố khoáng chất trong cơ thể bị mất đi, đặc biệt cần bổ sung natri và kali, cho nên cần cho trẻ uống thêm chút nước muối lẫn đường. Chia tỉ lệ như sau: đường và muối tỉ lệ 1:1, hòa thêm lượng nước cần thiết, như thế mới có tác dụng bổ sung dịch thể, chống xói mòn các chất phân giải.

Vào những ngày nắng nóng, ngoài cho trẻ uống nước trắng mát, nên cho chúng uống chè đậu xanh, trà mát hoặc nước ép dưa hấu. Điềunày không chỉ kịp thời giúp trẻ bổ sung phần nước còn thiếu, mà còn có tác dụng tản nhiệt, điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Ngoài ra, nước ô mai có thể giúp trẻ khai vị, nước ép dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, giải cảm. Vào thời tiết nóng bức, trẻ ra nhiều mồ hôi, dễ nóng trong, lúc này nên để chúng uống nước .

Khi tiêu hóa không tốt. Ý dĩ cũng có tác dụng kiện tỳ, lợi thấp, giúp hồi phục chức năng tỳ vị. Cho trẻ uống nước ý dĩ với lượng vừa phải.

Ngoài ra, cha mẹ nên chú ý thêm một số vấn đề: Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, không nên cho trẻ uống nhiều nước cùng một lúc, dễ gây trúng độc nước. Vì khi cơ thể ra nhiều mồ hôi sẽ mất đi một lượng muối cần thiết, sau khi uống quá nhiều nước, nước hấp thụ qua dạ dày đường ruột, đồng thời cũng thải lượng muối nhiều hơn dẫn đến lượng hấp thụ huyết dịch giảm thấp, nước bị hấp thụ nhanh vào trong tổ hợp tế bào, gây ra phù tế bào, xuất hiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt.

=========================================================

Nhớ cho trẻ uống nước

Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể. Tỉ lệ nước ở trẻ em còn cao hơn. Nước là thành phần cấu thành tế bào và các mô của cơ thể; có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất, điều tiết lượng thể dịch, điều hòa thân nhiệt, vận chuyển các chất cặn bã đến cơ quan bài tiết rồi đào thải khỏi cơ thể.

Nước còn làm giảm độ quánh của máu tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng. Rõ ràng, nước là một nhu cầu tối cần thiết của cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ; và người ta có thể nhịn ăn hằng tuần nhưng không thể sống nổi vài ngày nếu không được uống nước.

Vai trò của nước đối với cơ thể

Bình thường, so với người trưởng thành hằng ngày trẻ cần nhiều nước hơn 3-4 lần (tính theo cân nặng cơ thể). Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc nhi khoa, trong 10kg cân nặng cơ thể đầu tiên mỗi cân cần 100ml nước, 10kg tiếp theo mỗi cân cần 50ml nước, những cân tiếp theo, mỗi cân cần 20ml nước.

Theo đó, suy ra nhu cầu nước hằng ngày của trẻ. Chẳng hạn, một trẻ khỏe mạnh 4 tuổi, cân nặng chừng 13,5kg, trong điều kiện bình thường, mỗi ngày trẻ cần khoảng 1.200ml nước. Lượng nước này một phần do bữa ăn cung cấp (khoảng 450-550ml), một phần do chuyển hóa chất trong cơ thể đem lại (chừng 100-150ml); phần nước còn lại phải được đưa vào cơ thể bằng đường uống. Như vậy, hằng ngày cho trẻ này uống khoảng 500-600ml nước là đủ.

Nếu trẻ hiếu động, hay những hôm trời nóng nực, cần cho trẻ uống thêm. Nếu trẻ bị tiêu chảy, sốt cao, sốt xuất huyết... nhu cầu nước còn cao hơn nhiều. Khi nhiệt độ cơ thể tăng thêm 1oC, nhu cầu nước sẽ tăng thêm 12%. Trẻ bị tiêu chảy nặng có thể mất tới 1 lít nước trong 1 giờ. Dấu hiệu sớm nhất báo hiệu cơ thể bắt đầu bị thiếu nước là cảm giác khát. Khi thấy khát tức là cơ thể đã bị mất 1-2% nước.

Khi cơ thể mất 5% nước bắt đầu xuất hiện các rối loạn về chuyển hóa chất, có khi bị ngất; mất 10-15% nước, cơ thể sẽ trong tình trạng nguy kịch, có thể tử vong. Mất nước bao giờ cũng kéo theo mất một lượng đáng kể các chất điện giải (chủ yếu là kali, canxi, iod, sắt) và một số vitamin. Hậu quả là nhiều chức phận sống của cơ thể bị ảnh hưởng, các phản xạ có điều kiện và phối hợp động tác bị giảm sút rõ rệt, động tác kém chính xác, cơ thể chóng mệt mỏi, khó tập trung, kết quả học tập giảm sút...

Bảo đảm nhu cầu nước cho trẻ

Ngoài lượng nước do bữa ăn đem lại qua thức ăn như canh, nước rau, súp... cần cho trẻ uống nước đều đặn, trong đó 60% là nước đun sôi để nguội hoặc nước tinh lọc đóng chai, 20% từ sữa các loại (sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống và 20% nước ép trái cây tươi (cam, chanh...). Nước trái cây, sữa các loại... là những thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, có thể cho trẻ uống hằng ngày.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì với các loại quả tươi có thể cho trẻ ăn cả quả hoặc cho uống nước ép, nhưng ăn cả quả tốt hơn vì trẻ có thêm chất xơ (cellulose). Chất xơ trong quả chín hơn hẳn chất xơ của ngũ cốc vì mịn hơn, lại liên kết với pectin thành một phức hợp có tác dụng điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.

Ăn cả trái chắc chắn là hơn hẳn uống nước trái cây đóng hộp vì loại này có nhiều đường, lại ít vitamin do đã bị hao hụt nhiều trong quá trình chế biến, bảo quản; chưa kể là các chất bảo quản có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ. Bạn cũng có thể cho trẻ uống các loại nước “mát” như nước mía, nước rau má... 1-2 ly nhỏ mỗi ngày. Tất nhiên phải là nước sạch, được chế biến hợp vệ sinh.

Không nên cho trẻ uống nước đá vì dễ gây hư hại răng và làm trẻ bị viêm họng.

Không cho trẻ uống các thứ nước chứa nhiều năng lượng “rỗng” như nước ngọt các loại, nước tăng lực, nước hương trái cây... (vì thành phần chủ yếu của những thứ nước này là đường sucrose, thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể), các thứ nước có chất kích thích như nước chè, cà phê, bia... và các loại nước giải khát có gas.

Cách bù nước cho trẻ

Các em thường mải chơi, nhiều em quên cả khát, do vậy những hôm trời nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời lên đến 38-40oC, các bậc cha mẹ cần chủ động cho trẻ uống nước (với trẻ nhỏ) hoặc thường xuyên nhắc trẻ uống nước (với trẻ lớn). Những buổi dã ngoại, cần nhắc các cháu đem theo nước uống. Chỉ uống nước đá khi biết chắc là được làm từ nguồn nước sạch, được bảo quản, vận chuyển vệ sinh hoặc do từ tủ lạnh gia đình.

Về cách uống, thỉnh thoảng cho trẻ uống nước; không đợi trẻ đòi mới cho uống vì khi đó trẻ đã bị mất nước rồi, dù ở mức độ nhẹ. Những hôm trời nóng hoặc trẻ vừa chạy nhảy, vừa đá bóng hay chơi cầu lông... trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, cần cho trẻ uống nhiều nước hơn. Thường thì khát bao nhiêu uống bấy nhiêu, nhưng nên nhắc các cháu uống từ từ, ít một, mỗi lần chỉ nên uống 100-150 ml nước, 15-20 phút sau lại uống tiếp vì uống một hơi cho đã khát như ta vẫn thấy chỉ làm cho tim phải làm việc nhiều, mồ hôi ra nhanh, lượng nước bốc hơi qua da nhiều hơn. '

Vochongtre.com sưu tầm

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

Cách vắt sữa không làm đau ti mẹ

Trước tiên, bạn đặt ngón tay trỏ phía bên dưới bầu vú, gần về phía quầng vú; còn ngón tay cái ở trên bầu vú, đối diện với ngón trỏ.

Nên tận dụng sữa mẹ kể cả khi mẹ ở nhà hay đi vắng. Ảnh minh họa.
Ở tư thế này, bạn có thể cảm nhận thấy các túi sữa như những hạt đậu nhỏ nằm ở dưới da. Sữa được chứa trong những túi này và khi kích thích vào đây, bạn sẽ vắt được sữa. Mỗi bên vú được chia làm khoảng 15 phần (tuyến sữa), mỗi một tuyến có một túi sữa riêng.
Nếu quầng vú rộng, có thể đặt các ngón tay lùi vào bên trong quầng vú một chút. Ngược lại, nếu quầng vú hẹp, bạn có thể đặt các ngón tay lui ra bên ngoài. Các ngón tay còn lại được đặt để đỡ ngực.

Giữ các ngón tay ở nguyên vị trí trên ngực, bạn nhẹ nhàng ấn các ngón tay về phía sau. Tiếp tục giữ lực, ép về phía sau. Đồng thời, dùng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép xuôi nhẹ về phía trước, làm sữa chảy ra khỏi các túi sữa, tràn ra đầu vú.

Nới lỏng lực ép để các tuyến sữa đầy lại rồi lặp lại thao tác trên.

Khi đã thành thạo, thao tác vắt sữa bằng tay diễn ra nhanh chóng. Bạn có thể đạt được tốc độ vắt sữa đều đặn. Kết quả, sữa chảy nhỏ giọt hoặc phun ra thành tia.

Lưu ý: Nhớ vệ sinh bàn tay mẹ và dụng cụ dùng để đựng sữa thật sạch. Lý tưởng nhất là nên đựng sữa trong chiếc bình tiệt trùng, có khắc số đo.

- Tránh bóp vú vì làm như thế, bạn sẽ bị đau, lại không vắt được sữa.

- Không vuốt mạnh tay dọc theo bầu ngực vì có thể làm tổn thương những mô ngực, vốn rất mong manh. Điều quan trọng là bạn phải di chuyển các ngón tay quanh bầu vú để đảm bảo sữa được tiết ra từ tất cả các tuyến sữa.

- Phải mất khoảng 1-2 phút để sữa bắt đầu ra. Khi đã quen, bạn có thể nặn cả hai bầu vú cùng một lúc.

Theo Healthintranslation/M&B

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Khi định chia tay nên nghĩ đến con



Khi mang thai, ông bố bà mẹ nào cũng hứa sẽ mang lại cho “cục cưng” của mình một tổ ấm hạnh phúc, đầy tình thương, mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất.


Hôn nhân đôi khi không ngọt ngào như ta vẫn tưởng. Bạn và ông xã có dấu hiệu rạn nứt. Khi đó, chỉ một câu nói: “Mình chia tay!” sẽ gây ra những hậu quả không thể lường hết được, nhất là với con trẻ.

Bất tín với con cái và với chính bản thân mình

Khi mang thai, ông bố bà mẹ nào cũng hứa sẽ mang lại cho “cục cưng” của mình một tổ ấm hạnh phúc, đầy tình thương, mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất.

Tất cả chỉ là lời hứa suông, chỉ sau một phút quyết định nông nổi của bản thân. Chỉ sau vài phút, bạn đã trở thành một kẻ bất tín với chính mình và với con cái.

Tạo ra sự bất an trong cuộc sống của bé

Trẻ em chịu tác động rất lớn bởi gia đình, mọi diễn biến vui buồn trong gia đình sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của bé. Ngay cả khi bố mẹ chia tay nhau trong êm đẹp vẫn tạo ra điều gì sụp đổ trong lòng các con.

Sự quan tâm chăm sóc dù là tốt đến mấy cũng không thể nào khoả lấp được sự thiếu vắng tình cảm. Chúng luôn sống trong cảm giác không an toàn, bất an, ám ảnh, sự đổ vỡ lúc nào cũng bủa vây cuộc sống của trẻ.

Khi tượng đài cao vời vợi của chúng bị đổ vỡ, trẻ sẽ hoang mang mất phương hướng, mất tự tin, sống khép mình. Không có chỗ dựa tinh thần, rất nhiều trẻ đã không vượt qua được những cạm bẫy trong cuộc sống và sa ngã lúc nào không hay.

Dấu ấn hằn quá sâu

Nhiều bậc cha mẹ không thể tin được rằng: Tác động tiêu cực từ cuộc chia tay của cha mẹ lại hằn sâu đến vậy trong tâm hồn con trẻ, đến tận khi chúng đến tuổi xây dựng hạnh phúc gia đình.

Nhiều đứa trẻ khi đến tuổi trưởng thành, chúng vẫn tỏ ra quá e dè, thậm chí không dám nghĩ đến một mái ấm của riêng mình. Chúng như con chim non sợ cành cong, sợ bước vào vết xe đổ của cha mẹ mình.

Đảm bảo quyền lợi cho con

Là ai trong cuộc đời này đều muốn ra đời trong tình thương yêu, sự vui mừng của cha mẹ và họ hàng nội ngoại. Bạn cũng vậy phải không? Bạn cũng đã từng ra đời và lớn khôn trong tổ ấm đầy tình thương trong sự nâng niu của cả cha và mẹ. Bạn đã từng hạnh phúc trong tình thương và sự che chở đó. Vậy thì tại sao giờ đây bạn lại tước đi niềm hạnh phúc giản đơn đó, điều mà đáng lẽ ra con bạn cũng được hưởng.

Còn nếu như bạn đã từng sống trong một tuổi thơ vắng tình thương của mẹ hoặc thiếu thốn sự che chở của cha. Bạn hiểu được nỗi đau đó. Vậy thì tại sao bạn lại muốn con mình lặp lại sự bất hạnh mà tuổi thơ của mình đã trải qua.

Học cách tha thứ cho nhau

Trong cuộc sống, không ai không có phút giây yếu lòng, sai lầm và sa ngã. Hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất mà bạn đời đã tạo ra cho gia đình và bản thân mà tha thứ cho nhau. Con cái sẽ học tập được ở chính cách cư xử của cha mẹ. Lòng vị tha và bao dung độ lượng của cha mẹ sẽ là tấm gương sáng ngờiđể con cái học tập.

Vượt qua sóng gió để hạnh phúc vững vàng hơn

Bạn đến với nhau vì tình yêu. Bạn đã cùng nhau trải qua bao khó khăn chỉ mong đến ngày tình yêu kết trái. Vậy mà khi tình yêu đã kết trái rồi các bạn lại đầu hàng. Điều này thật chẳng đáng chút nào.

Hãy vì đứa con thân yêu- trái ngọt của tình yêu, hạnh phúc để vượt qua cơn sóng cả kia. Khi ấy tình yêu hạnh phúc gia đình sẽ bền chặt hơn rất nhiều.

Bạn có đủ tự tin?

Nuôn dạy được một đứa con nên người không phải là chuyện dễ. Đơn phương nuôi dạy con, khó khăn vất vả sẽ nhân lên gấp đôi. Bạn có đủ tự tin để có thể đảm nhiệm được công việc đó một mình hay không? Công việc sẽ nhẹ nhàng hơn khi cả hai cùng chia sẻ và có trách nhiệm.

Những lý do trên đây hy vọng đáng là những lý do để các bậc làm cha làm mẹ thận trọng hơn trong quyết định chia tay của mình.

Theo Gia đình

Đổ bệnh vì nóng !


Nắng nóng gay gắt trong những ngày qua đã khiến người dân Hà Nội lao đao, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn, cả nước đang bước vào những ngày hè nóng bức, đây cũng là thời điểm nhiều loại dịch bệnh như tiêu chảy cấp nguy hiểm do khuẩn tả, liên cầu khuẩn, sốt xuất huyết, tay-chân-miệng, viêm não, sốt virus... bùng phát. Điều tra dịch tễ cho thấy dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bùng phát phần lớn là do chủ quan của người dân.

Bệnh nhân tăng gấp đôi

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Lão khoa Quốc gia, cho biết: Số bệnh nhân cao tuổi đến khám và điều trị trong những ngày qua tăng gấp đôi so với ngày thường, trung bình mỗi ngày có khoảng 150-200 bệnh nhân tới khám, cấp cứu. Ngoài các loại bệnh thường gặp là tim mạch, tăng huyết áp, viêm phổi, tai biến mạch máu não... đã xuất hiện nhiều bệnh nhân bị say nắng.

Theo bác sĩ Dũng, nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người cao tuổi do sức đề kháng cũng như sự chống đỡ yếu của cơ thể với những thay đổi của môi trường, nhiệt độ bên ngoài. Đặc biệt, bệnh tai biến mạch máu não thường xảy ra khi gặp sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm...

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, lượng trẻ đến khám do các bệnh lý về hô hấp cũng tăng mạnh. Ngày cao điểm, bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho gần 2.500 bệnh nhi, đa số mắc các bệnh của mùa nóng như rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp, viêm não... Hiện tại, mỗi giường bệnh của bệnh viện có tới hai, ba bệnh nhi nằm, nhiều bệnh nhi phải điều trị ngoài hành lang.

Uống nhiều nước

Theo các bác sĩ, để chủ động phòng chống bệnh nguy hiểm, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi. Người dân cũng nên hạn chế sử dụng các loại nước giải khát và thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Người cao tuổi tập thể dục buổi sáng không nên ở ngoài trời nắng quá lâu và về quá muộn khi ánh nắng đã chói chang. Hằng ngày nên ăn nhiều rau quả, uống vitamin để tăng sức đề kháng, đặc biệt cần uống từ 1,2 - 2 lít nước/ngày. Nên mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi; khi ra ngoài trời nên đội mũ rộng vành, mang theo ô; với người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, cần uống đều đặn, chú ý theo dõi sức khỏe, nếu có những bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, phụ trách Phòng Khám - Tư vấn hen, Bệnh viện Nhi Trung ương, khuyên phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời để tránh say nắng, khi ra đường cần đội mũ, mặc áo chống nắng. Việc lạm dụng điều hòa nhiệt độ cũng gây ra những bệnh về họng, thanh quản. Đặc biệt, chế độ ăn uống của trẻ phải được quản lý chặt chẽ. “Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước khi trời quá nóng để tránh bị mất nước. Nếu cho trẻ đi bơi nên chọn bể bơi trong nhà hoặc đi lúc đã gần tắt nắng và không để trẻ ở dưới nước lâu”- bác sĩ Lộc lưu ý .

Nắng nóng tiếp tục kéo dài

Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện vùng áp thấp nóng phía Tây đang có dấu hiệu phát triển và mở rộng về phía Đông Nam, một số nơi khu vực phía Tây Bắc Bộ, vùng núi phía Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã xảy ra nắng nóng với nhiệt độ từ 35ºC – 37ºC. Tại Mường La (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình), nhiệt độ là 37,5ºC; Quỳ Hợp (Nghệ An) 39,1ºC.

Dự báo, ngày 22-5, Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng trên diện rộng...

B.Trân - NLĐ

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

Vợ không muốn sinh con vì “giữ dáng”



“Anh thấy em mặc bộ này thế nào, hình như dạo này em mập lên thì phải. Cứ cái đà không giữ được dáng này, con đường tiến xa hơn trong nghề của em sẽ khó khăn mất”.

Nhìn Mai xoay người trước gương với vẻ mặt lo lắng, bất giác Quang cảm thấy buồn. Hôm nay tan sở đi dự lễ thôi nôi của đứa con bạn đồng nghiệp về, trong lòng anh dâng lên một cảm giác là lạ. Nói đúng hơn là cảm giác hạnh phúc dù niềm hạnh phúc ấy được nhen lên từ tổ ấm của người khác. Quang đã định tối nay sẽ nói với Mai điều ấy. Nhưng đến lúc thấy vợ vẫn còn lo lắng vì vẻ mập lên của mình, anh lại thôi.

Vợ chồng cưới nhau đã được 5 năm. Đó là một thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhen nhóm lên một niềm khao khát được làm bố trong anh. Nhưng với Mai điều đó hình như không quan trọng bằng sự nghiệp và sắc đẹp. Người ta nói yêu nhau thì yêu cả đường đi lối về. Mai vừa làm nghệ thuật vừa theo nghiệp người mẫu. Quang đã chấp nhận hi sinh một phần để Mai theo những tour diễn dài ngày trong và ngoài nước. Anh biết vợ anh yêu và cân bằng giữa tình yêu đó với công việc.

Anh cũng biết với Mai, ánh đèn sân khấu cùng với những bộ đồ thời trang, sàn diễn là một phần của cuộc sống nên những năm đầu khi Mai bàn gác lại chuyện con cái để lo sự nghiệp vì ai cũng có thời của nó, anh đã chấp nhận. Nhưng đã 5 năm rồi, anh không còn biết cái thời gian Mai dành để hi sinh cho sự nghiệp ấy là bao lâu nữa, 5năm, 7 năm hay 10 năm? Mai không cho anh một cái hạn cụ thể để rồi mỗi khi anh định nói ra niềm mong mỏi ấy lại bắt gặp sự lo lắng vì dáng vẻ lúc gầy lúc mập của vợ. Những lúc ấy, trong anh dâng lên cảm giác buồn nhiều và pha lẫn chút chán nản.

“Bố mẹ chỉ có mình con là trai. Tôn trọng hai vợ chồng con và cũng thật sự thương yêu con nên bố mẹ đã không hề cản trở gì trong chuyện hôn nhân của con. Dù nói thật lòng mẹ cũng không muốn có một cô con dâu theo nghệ thuật lắm. Bố mẹ cũng tôn trọng nó, cho nó theo con đường ấy mà không hề có điều tiếng gì. Nhưng con có cảm thấy đã đến lúc vợ con cần thực hiện nghĩa vụ của mình chưa? Bố mẹ như chiếc lá, rụng ngày nào không biết, chỉ mong có chút cháu vui vầy sớm hôm. Hãy nói cho vợ con hiểu sinh con rồi sẽ không phải chịu gánh nặng quá đâu, đưa cháu về bên này bố mẹ đỡ đần cho, phần bố mẹ cũng vui thêm…”.

Quang cảm thấy buốt nhói khi nghe những lời mẹ mình nói. Anh mệt mỏi buông người xuống sô pha. Mai lại có chuyến lưu diễn, chuyện này xảy ra như cơm bữa đối với anh nhưng sao hôm nay anh cảm giác như hẫng hụt một điều gì. Mẹ anh hoàn toàn đúng, sao cái điều tối thiểu nhất ấy mà Mai lại chẳng thể bỏ qua được nhỉ? Chẳng lẽ chuyện có con lạ khủng khiếp đến thế với Mai? Mà cũng thật lạ, đó là niềm hạnh phúc mà bất cứ một người phụ nữ nào cũng khao khát. Ngay đến như anh là đàn ông mà còn cảm nhận được sự khao khát ấy cháy bỏng theo từng tháng, từng năm nữa là.

“Sao anh lại có thể nói vậy được chứ, hạnh phúc một gia đình đâu cứ phải nhất thiết có con. Anh cũng phải hiểu rằng một khi đã có con là coi như em phải từ giã sự nghiệp. Nếu không lấy được vóc dáng cũ thì em cũng phải tối mặt vì con cái, đi đâu cũng không yên. Anh cần em, anh yêu em hay anh chỉ cần đứa con em sinh ra? Em là vợ chứ không phải là cái máy để sinh con cho anh”.

Quang điếng người trước sự phản kháng của Mai. Một sự thất vọng trào dâng. Tổn thương, hay đau đớn, Quang nhìn Mai đang nước mắt ngắn dài mà gào lên.

“Cô hãy nhìn đi, cái nhà này ngoài những bức ảnh huy hoàng của cô, những giải thưởng to nhỏ nó còn có cái gì nữa không? Cái này mà cũng gọi là một gia đình, một tổ ấm à? Cô có biết tôi mong muốn gì không, trong ngôi nhà luôn vắng bóng cô này, tôi và con sẽ có được những cảm giác vui mừng mong mỏi chờ cô sau những chuyến lưu diễn của cô. Tôi chán phải ngủ một mình, ăn cơm một mình để rồi ngắm vợ đẹp mà cứ như không phải của mình. Cô chọn đi, làm một người vợ bình thường sinh con hay là một người phụ nữ hết mình vì thời trang vì nghệ thuật. Còn tôi, tôi là một thằng đàn ông và tôi muốn làm chồng, làm cha”.

“Tôi không ngờ anh lại ích kỉ như vậy, anh không có sự hi sinh nào đối với tôi cả. Cuối cùng thì anh cũng là một người đàn ông tầm thường như bao người khác, anh viết đơn đi, tôi ký”.

Quang viết đơn, chưa bao giờ anh thấy bình tĩnh và sáng suốt như lúc này. Có thể anh đã lầm cho rằng Mai sẽ hiểu được sự hi sinh của anh khi chấp nhận con đường nghệ thuật của cô. Nhưng đến bây giờ thì anh đã hiểu. Với Mai, anh không thể đủ can đảm để làm một người chồng vĩ đại. Ước mơ giản dị nhất của anh là làm một người chồng, người cha bình thường như bao người đàn ông khác. Hạnh phúc không nhất thiết là phải có con cái, nhưng với anh cái để tồn tại một gia đình lại cần biết bao tiếng trẻ thơ. Sao tất cả mọi người phụ nữ đều hiểu điều ấy mà vợ anh thì không?

Theo Dân Trí / Đời sống gia đình

Đồng tiền và tình thân

Họ là những phụ nữ nông thôn ít chữ, chân lấm tay bùn, suốt đời chỉ biết hy sinh cho chồng con. Nhưng đến một ngày, bao nhiêu công sức của họ lại bị chính những người thân đổ sông đổ biển.

Chỉ vì không đăng ký kết hôn

Hơn ba mươi năm trước, chị Hương về sống với anh Minh, được ông bà nội anh mang trầu cau đến rước về. Dù vậy, mẹ anh Minh vẫn không chấp nhận chị. Trước sự phản đối của mẹ chồng, chị Hương được bà nội đưa về sống với ông bà tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Khi hai cậu con trai kháu khỉnh ra đời, mẹ chồng chị Hương không còn khắt khe như trước nữa, thỉnh thoảng vẫn sang nhà chơi đùa với các cháu. Từ ngày ông bà nội anh Minh mất, tình cảm hai gia đình càng gắn bó hơn. Nhưng, mối quan hệ đó đã quay sang một hướng khác từ sau khi anh Minh không may bạo bệnh qua đời.

Mẹ chồng chị Hương và hai cô con gái đã quay lưng đuổi ba mẹ con chị ra khỏi nhà. Chị Hương không chịu đi, họ cho xe ủi đến phá nát vườn cây trái đang mùa thu hoạch, cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình, được vợ chồng chị Hương chăm sóc bao năm. Để có được vườn cây trái đó, vợ chồng chị Hương đã phải thế chấp giấy tờ nhà đất lấy tiền mua giống, bón phân. Ngày anh Minh mất, lúc gia đình đang rối ren việc ma chay, mẹ chồng chị đã tự ý làm giấy chứng tử cho con kèm theo giấy ủy quyền của anh Minh cho bà. Sau đó, bà đã dùng những giấy tờ này chuộc lại giấy tờ nhà đất vợ chồng anh đang thế chấp, đem về cất giấu.

Hai cô em chồng thì viện cớ ngôi nhà là tài sản của ông bà nội để lại cho mẹ mình, cương quyết đuổi ba mẹ con chị đi. Họ mắng nhiếc chị Hương chỉ là loại “mèo mả gà đồng” với anh họ, không phải dâu con trong nhà.

Trước tòa, chị khóc nức nở vì không có một bằng chứng pháp lý nào chứng minh chị là vợ anh Minh. Hơn ba mươi năm chung sống, chị và anh không đăng ký kết hôn. Ở cái vùng quê heo hút đó, mấy ai quan tâm đến việc chuyện đăng ký kết hôn. Chỉ có duy nhất tờ giấy khai sinh của hai con có tên anh Minh là cha, nên tòa chỉ công nhận và chia một phần tài sản cho hai con của chị Hương. Mất tài sản chị không tiếc, chỉ uất ức vì không được xã hội công nhận là vợ hợp pháp của anh.

Đã ba năm trôi qua, mẹ con chị vẫn cầm trên tay lá đơn đi đòi lại tài sản của người chồng đã mất. Chị đòi không phải để được tài sản mà để được công nhận quyền làm vợ cho mình.

Trắng tay ra đi

Ngày vợ chồng anh Lâm và chị Thu ra ở riêng, ba mẹ anh Lâm cho hai vợ chồng miếng đất hơn 10.000m2 tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai để làm kế sinh nhai. Từ mảnh đất trồng tràm còn hoang hóa, vợ chồng chị Thu đã cải tạo lại để trồng lúa, rồi chuyển sang trồng cây ăn trái. Đất đai cằn cỗi, mùa được mùa mất nên dù tảo tần khuya sớm anh chị vẫn thiếu trước hụt sau. Cuộc sống của vợ chồng chị bắt đầu thay đổi từ khi huyện Nhơn Trạch được quy hoạch thành cụm công nghiệp, đất đai vùn vụt tăng giá. Một con đường lớn được phóng ngang qua khu đất của vợ chồng chị, biến mảnh đất cằn cỗi thành mặt tiền đường, giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Hơn mười năm chung sống nhưng chị Thu cũng chưa sinh được mụn con nào nên chị dự tính sẽ bán một ít đất, cùng chồng đi khám bệnh để sinh con. Dự tính của chị chưa kịp thực hiện thì mâu thuẫn gia đình phát sinh. Chị kể: “Gia đình anh Lâm cương quyết buộc hai người phải ly hôn vì cho rằng Thu không có khả năng sinh con. Trước sự nặng nhẹ của gia đình, anh Lâm, không lên tiếng bảo vệ vợ cũng không chịu cùng vợ đi khám bệnh. Chị khóc lóc van xin, anh vẫn thờ ơ, vô cảm. Buồn và giận trước thái độ của anh, chị đã ký vào đơn thuận tình ly hôn do anh soạn sẵn.

Khi lá đơn ly hôn còn chưa đến được tòa án, mẹ anh Lâm đã khởi kiện vợ chồng chị để đòi lại miếng đất vợ chồng chị đang canh tác. Tại tòa, bà cho rằng đất đó là của bà cho vợ chồng anh mượn canh tác, nay bà có nhu cầu sử dụng nên lấy lại.

Trên giấy chủ quyền thửa đất vẫn còn tên mẹ chồng, vợ chồng chị không có gì chứng minh phần đất đó là tài sản của mình. Bao nhiều năm cuốc cày mưa nắng trên mảnh đất đó, chị Thu chưa bao giờ nghĩ đến việc yêu cầu mẹ chồng tách thửa sang tên cho vợ chồng mình, cứ ngỡ đã là mẹ con với nhau thì đâu ai nỡ... Nước mắt và những tiếng nấc nghẹn ngào của chị trước tòa không thể nào thay đổi được bản án.

Hơn mười năm làm vợ, cũng là chừng ấy năm canh tác trên mảnh đất ấy, giờ chị phải ra đi với hai bàn tay trắng. Nỗi đau khiến chị ngẩn ngơ như người mất hồn. Chị không biết mai này mình sẽ đi về đâu.
Theo Phụ nữ TP HCM

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em


Viêm nướu răng là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em do nhiễm trùng những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng. Nếu nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi chải răng, trẻ có thể bị viêm nướu.

Viêm nướu răng là gì?

Bệnh nướu răng diễn tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau, nguyên nhân chính là từ độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra, gây kích thích nướu và vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ.

Nguyên nhân nào làm trẻ bị bệnh viêm nướu?

Nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nướu là mảng bám hình thành trên răng. Vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Nếu mảng bám không được làm sạch đúng mức bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nó sẽ tạo ra độc tố kích thích mô nướu gây viêm nướu.

Như vậy, nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu.

Các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm nướu bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng.
Làm sao để sớm nhận biết trẻ bị viêm nướu?

Có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

- Sưng nhẹ ở viền và gai nướu là biểu hiện của viêm nướu ở giai đoạn đầu. Nướu của trẻ bình thường màu hồng, khi bị viêm nướu, tùy theo mức độ nhẹ thì nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng; nặng hơn, nướu của trẻ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy. Nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở. Ở mức cao hơn có thể thấy trẻ dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu.

- Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Có những trường hợp có trẻ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo lưỡi, môi và miệng bị lở, gây rát. Vì nướu bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên. Ở các trẻ nhỏ, một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy trẻ đau, khóc không chịu cho chùi răng nên các bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa, làm cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn.

- Các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm nướu bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng, của trẻ sau khi trẻ đánh răng để xem, nếu thấy một “chút màu hồng” của các sợi lông bàn chải đánh răng đó là máu còn tích tụ lại trong khi đánh răng.

- Miệng trẻ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi có mủ giữa răng và nướu răng.

Ngoài ra, trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu. Các bậc cha mẹ cần để ý kiểm tra răng miệng của trẻ.

Viêm nướu răng có để lại hậu quả gì cho trẻ?

Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám trên bề mặt răng gây ra phản ứng viêm, có biểu hiện khu trú hay lan rộng, đỏ và sưng ở nướu. Ảnh hưởng sớm nhất đến trẻ dễ dàng nhận thấy đó là hơi thở của trẻ có mùi hôi.

Viêm nướu nhẹ là nướu trở nên đỏ và lan rộng, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm nướu trở thành nguy hại vì bệnh tiến triển thầm lặng. Ở giai đoạn đầu của bệnh, nướu răng dễ bị chảy máu, sưng đỏ khi đánh răng hoặc chà mạnh.

Giai đoạn sau đó, vi khuẩn sẽ tấn công và bám sâu hơn xuống chân răng đồng thời làm nướu bị tách rời chân răng. Do nướu răng bị tổn thương trầm trọng, mủ xuất hiện quanh cổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, làm tổn thương toàn bộ các tổ chức xung quanh răng, dây chằng và xương ổ răng bị phá hủy.

Khi viêm nướu không điều trị sớm thì mô nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy làm nướu bị tụt, xương ổ răng bị tiêu làm răng lung lay. Răng sẽ lung lay ở nhiều mức độ nặng hay nhẹ, cuối cùng dẫn đến tình trạng rụng răng.

Cần làm gì để giúp trẻ


Điều trị bệnh viêm nướu sẽ rất hiệu quả nếu bệnh được phát hiện đúng lúc ở giai đoạn khởi phát. Bệnh viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng và dễ dàng điều trị nhất.

Cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám BS. Răng hàm mặt (RHM) ở các bệnh viện Nhi để thăm khám và điều trị bệnh viêm nướu cho trẻ. Khi trẻ bị viêm nướu, các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị, việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài và việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.

Tùy vào tình hình bệnh, BS. RHM sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Cho trẻ ăn bưởi cũng là một biện pháp giúp trẻ ngừa bệnh viêm nướu. Ăn bưởi sẽ giúp tăng lượng vitamin C trong máu, tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây viêm nướu.

Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy chảy máu và sợ con đau nên đã không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa hoặc ở các trẻ lớn khi đánh răng thấy vùng nào đó chảy máu nhiều thường trẻ sợ không dám đánh mạnh, chính vì điều này khiến tình trạng viêm nướu lại càng nặng thêm. Do đó, nướu răng của trẻ cần được chùi sạch sẽ nhiều lần trong ngày bằng bàn chải đánh răng mềm. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước chín để nguội, chà răng và nướu của bé.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em?


Yếu tố quyết định đến sự lành mạnh của răng và nướu là việc lấy đi mảng bám răng hàng ngày. Để phòng ngừa viêm nướu cho trẻ, quan trọng nhất là vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, cần chắc chắn rằng những mảng bám hoàn toàn bị loại bỏ mỗi ngày bằng cách đánh răng. Tốt nhất nên chải răng cho trẻ ngay sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Cha mẹ cần kiểm tra xem trẻ đánh răng đã thật sạch thức ăn dính trên răng và các mảng bám chưa. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa cao răng và sự tích tụ mảng bám trên răng.

Một điều cần nhớ là các bậc cha mẹ cần phát hiện các triệu chứng viêm nướu răng sớm và nhanh chóng đưa trẻ đến BS. RHM điều trị để giúp bệnh chóng lành. Cần đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3 - 6 tháng/lần để kiểm tra các vấn đề răng miệng và yêu cầu kiểm tra nướu răng cho trẻ mỗi khi đi khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của BS. Khi bệnh được phát hiện sớm thì việc chữa trị dễ dàng, ít tốn kém và khả năng chữa khỏi nhanh chóng hơn.

ThS.BS. NGUYỄN QUỐC DŨNG - skđs

Sốt virus tăng mạnh tại Hà Nội - Tháng 5

Việc truyền dịch khi bị sốt virus cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Ảnh: P.N.
Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày có 100-200 trẻ đến khám, trong đó một phần ba là sốt virus. Bệnh có thể tự khỏi tuy nhiên nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc kháng sinh cho con, bệnh không khỏi mà trẻ còn bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốt virus (hay sốt siêu vi trùng, sốt dịch) thường xảy ra rải rác quanh năm. Thời điểm này đang vào mùa sốt dịch, nên số trẻ mắc cũng nhiều hơn.

Bệnh do nhiều loại virus gây ra, nhóm hay gặp nhất là virus đường hô hấp (ngoài ra còn có virus đường tiêu hóa...). Vì là virus đường hô hấp nên bệnh lây thành dịch nhanh, cả người già, trẻ nhỏ, thanh niên... đều có thể bị, có gia đình cả nhà cùng mắc.

Biểu hiện của bệnh chủ yếu là sốt, với nhiều mức độ từ nhẹ đến rất cao. Thời gian sốt cũng có thể rất ngắn 1-2 ngày, có người thì hàng tuần. Vì thế, nhiều người cứ nghĩ phải sốt thật cao, kéo dài hàng tuần mới là sốt virus là không đúng. Việc sốt cao hay thấp, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào tuýp và loại virus, sức đề kháng của cơ thể và các yếu tố khác bên ngoài tác động như ăn uống..., bác sĩ Dũng cho biết.

Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân như: đau đầu, đau toàn thân, ho, chảy nước mũi, hắt hơi.... Một số trường hợp có thể nôn hoặc đi ngoài (ngày 1-2 lần), thậm chí có người đau cả khớp nhưng ít gặp.

Theo bác sĩ, với biểu hiện sốt mà không thấy nhiễm trùng ở đâu thì người bệnh nên nghĩ đến sốt virus. Bệnh thường tự khỏi, không gây nguy hiểm, trừ những trường hợp cúm A hay gây biến chứng.

Sốt virus không có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có thể điều trị hỗ trợ để giảm bớt các triệu chứng. Chẳng hạn, nếu thấy sốt cao người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt. Đặc biệt, việc hạ sốt với trẻ nhỏ rất quan trọng vì nếu sốt cao quá có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là co giật. Bên cạnh đó, có thể uống một số loại vitamin hỗ trợ cho người đỡ mệt mỏi.

Việc uống nước cũng rất quan trọng, vì sốt cao cơ thể bị mất nhiều nước. Tuy nhiên, không nhất thiết phải uống oresol, trừ trường hợp trẻ đi ngoài, nôn trớ nhiều.

Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo, khi bị sốt virus, điều quan trọng là cần được nghỉ ngơi, để cơ thể dồn tất cả sức lực thải virus ra ngoài. Vì thế, nếu trẻ vừa mới hạ sốt, cha mẹ không nên để con đi học, chạy nhảy tung tăng, nếu không bệnh sẽ lâu khỏi. Người lớn cũng nên nghỉ làm, vừa để khỏe hẳn vừa tránh lây bệnh sang cho người khác.

Bên cạnh đó, cũng phải ăn ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì nếu sức đề kháng kém, cơ thể có thể tái nhiễm lại nhiều lần, có trường hợp vừa đỡ mấy ngày đã sốt lại.

Cũng theo bác sĩ, vì sốt thường kéo dài, lại không có thuốc đặc hiệu nên nhiều người vì muốn khỏi bệnh thật nhanh nên thử uống đủ loại thuốc. Điều này là không nên vì uống thuốc không đúng bệnh thường hại nhiều hơn lợi. Đặc biệt là thuốc kháng sinh, không có tác dụng gì mà uống hóa chất vào, người càng mệt hơn.

Ngoài ra, việc truyền dịch cũng phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi do sốt virus lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm.

"Chưa ai chứng minh việc truyền dịch có thể hạ sốt. Hơn nữa, người đang mệt mỏi mà đi truyền rất nguy hiểm, có người chết chỉ vì truyền dịch", bác sĩ Dũng nói.

Các bác sĩ khuyến cáo, virus luôn có ở trong không khí vì thế biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt cần lưu ý với trẻ nhỏ, nếu ngoài sốt mà không có biểu hiện bất thường nào khác thì cha mẹ chỉ cần cho uống thuốc hạ sốt. Khi có thêm những triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, ho, sổ mũi... thì nên đưa trẻ đi khám.

VNE

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2010

Tớ sợ vợ tớ...



Đàn ông sợ vợ là chuyện rất thường. Ở cơ quan tớ có một chị rất xinh, xinh lắm. Chị lại có duyên, thông minh. Tài ăn nói của chị thì kiến trong lỗ cũng phải bò ra. Thế nhưng 35 tuổi rồi mà chị vẫn chưa có chồng. Chị không lập đài thi võ kén chồng nhưng chị tuyên bố: Nếu có anh nào không sợ vợ thì tôi xin làm nô lệ ngoan ngoãn hầu hạ, làm người vợ hiền suốt đời cho người ấy...

Ý chị ấy thật rõ ràng, ra điều đàn ông thời nay chẳng có người nào không sợ vợ. Nhưng nói theo hướng khác thì phụ nữ thời nay ghê gớm quá, cô nào cũng bắt nạt chồng.

Vợ ghê gớm nên chồng sợ vợ thì chẳng có gì đáng nói. Nhưng vợ tớ lại không ghê gớm mà tớ vẫn sợ mới là điều để nói, nên tớ nói ra để các chị em nghe mà học.

Tớ cũng lắm tội như nhiều đàn ông khác, cũng nhậu nhẹt bia bọt, cũng về muộn, ít ăn cơm nhà, cũng một tấc đến trời, trăm voi không được bát nước xáo... Nhưng vợ tớ lại chẳng giống vợ các ông ấy. Cô ấy không gầm gào, chì chiết khi thấy chồng về muộn. Không rình rập, theo dõi khi chồng nói là đi họp hành, công tác. Không phong tỏa kinh tế, không theo dõi điện thoại... Nghĩa là vợ tớ để tớ tự giác hoàn toàn (chứ không phải là mặc xác đâu).

Càng nghĩ đến vợ, tớ càng phục cô ấy. Vợ tớ là người đàn bà đảm đang, chịu thương chịu khó. Việc nhà cô ấy làm tất, không bắt tớ làm gì cả. Nhưng có hôm thấy cô ấy mệt, tớ bảo để tớ rửa bát chẳng hạn, là mắt cô ấy nhìn tớ cực kỳ âu yếm, cô ấy hôn tớ đánh chụt rồi bảo: “Ôi! Thế thì cực kỳ cám ơn anh. Anh thật tuyệt vời. Hôm nay em thấy mệt. May quá...”

Thế là thỉnh thoảng muốn được vợ hôn và cám ơn tớ lại đóng vai người chồng tốt. Thực ra so với cô ấy thì tớ làm việc nhà chỉ bằng cái móng tay thôi, nhưng chỉ thế thôi mà vợ tớ đã cảm động lắm nên yêu tớ nhiều hơn và tớ cũng yêu vợ, biết ơn vợ nhiều hơn.

Vợ vò võ ở nhà chăm con, lo chuyện gia đình, tớ thì cứ tớn lên đánh đu với đám bạn ở quán, nhưng vợ tớ không cáu đâu. Hôm nào tớ về sớm, vợ nhìn thấy mừng như bắt được vàng, reo tướng lên: “Ôi, hôm nay anh ngoan quá, về sớm... Sướng thật”. Nghe thế lòng dạ tớ cứ sướng mê tơi. Nhìn mắt vợ sáng long lanh mà lòng cũng thấy vui.

Thế là thời gian nhậu của tớ cứ ngắn dần khiến đám bạn gán cho tớ danh hiệu sợ vợ. Điều mà tớ yêu nhất và cũng nể nhất ở vợ là cô ấy biết cám ơn và xin lỗi từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Nhiều bà vợ hiếu thắng, hay tranh cãi đến thắng mới thôi, nhưng vợ tớ mà thấy ý kiến hai đứa trái nhau thì cô ấy không tranh cãi nữa mà sau đó cô ấy đi tìm tài liệu để xem ý nào đúng rồi mới nói tiếp. Cô ấy bảo: Đó không phải là hiếu thắng mà muốn có kiến thức. Khi biết ý mình sai thì cô ấy nói: “... Anh nói đúng, còn em thì sai rồi, sory chồng nhé”.

Tớ thích vợ tớ ngay cả ở cách nói lời xin lỗi và cám ơn, rất vui vẻ và chân thành. Ví như: “Hôm nay mẹ nấu cơm khô quá. Xin lỗi cả nhà nhé”; “Xin lỗi con bé bỏng. Hôm nay mẹ cáu con thế là mẹ sai rồi. Nhưng lần sau con đừng làm thế nữa nhé...”

Tớ sợ nhất là khi mở cửa ra thấy vợ ngồi nghiêm túc ở bàn nước chờ mình. Những lúc ấy tớ sợ vãi cả linh hồn vì biết vợ đang cáu lắm. Vợ tớ mà cáu thực sự không bao giờ cô ấy to tiếng, không bao giờ xưng hô anh với tôi.

Cô ấy rất giỏi kìm chế. Cô ấy bảo: “Cả giận mất khôn. Mỗi lời nói khi mất khôn sẽ làm sứt mẻ tình vợ chồng, em chả dại...” Vì vậy mà vợ tớ rất bình tĩnh bảo: “Anh ngồi đây, em muốn nói chuyện với anh...”, thế là cô ấy đem tội của tớ ra nói, cô ấy phân tích tác hại, cô ấy nói sự lo lắng của cô ấy... Sau mỗi lần em muốn nói chuyện với anh của vợ là tớ sợ hàng tháng, ngoan ngoãn hàng tháng vì biết mình đã bước đến giới hạn chịu đựng của vợ.

Tớ đẹp trai lại tốt tính nên cũng lắm cô thích nhưng rồi họ bảo tớ là thầy tu. Mấy thằng bạn thì bảo tớ sợ vợ. Có cậu còn nghĩ vợ tớ ghê gớm lắm, hay ghen lắm nên tớ cứ nhũn như con chi chi. Quả là oan cho vợ tớ. Thực ra, với người vợ đáo để ghê gớm, chồng sợ là sợ mất thể diện chứ chẳng phải sợ gì vợ, có khi còn ghét là đằng khác. Chả thế mà nhiều anh chán vợ, có bồ là vì thế. Dùng chiêu lạt mềm buộc chặt như vợ tớ mới là cao thủ.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Vòng một !



Vòng 1 của chị hơi đuối. Từ ngày còn là con gái, vòng 1 của chị đã khiêm tốn rồi.

Khi chị mang thai vòng 1 có khá hơn một tí nhưng sau khi con thôi bú thì rất tệ. Hình như chị không còn vòng ngực nữa thì phải?! Thường người ta thiếu cái gì thì thèm cái đó. Chị thiếu một bộ ngực gợi cảm, biết là thiệt thòi nhưng chị không thấy thèm một vòng 1 đẫy đà như anh. Trên phông máy vi tính của anh luôn là những bộ ngực bốc lửa. Chị biết thế nhưng không hề có ý định cải thiện vòng 1 của mình. Phẫu thuật thì sợ đau, đặt túi nước sợ bị vỡ, vả lại đã có chồng có con rồi sao còn phải mất công tốn tiền vào những việc ấy. Nhưng anh thì nghĩ khác. Theo anh phụ nữ hấp dẫn nhất ở vòng 1.

Như trông được ước thấy, anh đã bắt gặp một bộ ngực bốc lửa, không phải trên mạng, trong tranh ảnh mà bằng da thịt hẳn hoi. Nàng làm nghề gội đầu và chăm sóc sắc đẹp. Khi anh ngồi vào ghế, nàng đứng phía sau, áp má vào gần má anh và hỏi rất khẽ: "Anh ơi, dùng dầu gì?". Lúc đó vòng 1 của nàng chạm vào lưng anh, tạo một cảm giác rất dễ chịu. Vì cửa hàng vắng khách nên hôm đó nàng gội đầu cho anh lâu hơn. Họ nói chuyện rất cởi mở và tỏ ra khá hiểu nhau. Từ đó mỗi tuần ba lần anh đến đây gội đầu. Rồi không gội đầu anh cũng đến, chỉ để cho nàng một quả bưởi da xanh hoặc một bông hoa và nhìn trộm vòng 1 của nàng qua chiếc áo cổ xẻ. Căn phòng nàng thuê làm cửa hàng chỉ rộng chừng 16m2 nhưng là một căn hộ khép kín. Ngoài các thiết bị của nghề gội đầu, nàng còn có một tủ kính bày bán các loại mỹ phẩm cao cấp. Ai mua một lọ mỹ phẩm cao cấp ở đây đều được chăm sóc sắc đẹp miễn phí theo một lịch trình nhất định. Và anh đã mua một chai kem dưỡng da dành riêng cho đàn ông để được nàng chăm sóc. Cửa hàng của nàng có một cái gác xép dùng làm phòng ngủ, nơi đó có một cầu thang gỗ 9 bậc như của người Mường.

Một buổi tối, sau khi được chăm sóc sắc đẹp, anh chỉ cái cầu thang gỗ, nói với nàng: "Có một nhạc sĩ đã gọi cái cầu thang này là 9 bậc tình yêu". "Em cũng thích bài hát đó. Nhưng 9 bậc tình yêu này thì chưa có ai lên cả". Anh hôn tay nàng rồi chỉ vào cái cầu thang 9 bậc. Nàng lặng lẽ gật đầu rồi vội vã đóng cửa nhà hàng. Lần đầu tiên sau khi lấy vợ anh ngủ xa nhà và cũng là lần đầu tiên anh tắt máy điện thoại di động. Vòng 1 của nàng đầy sức quyến rũ. Nó như ngọn núi lửa làm bùng cháy những gã đàn ông tràn trề sinh lực. Người đàn bà lịch sự buổi sáng biết nói với người đàn ông một câu thân mật: "Chào buổi sáng!". Còn người đàn bà tuyệt vời thì ghé tai người đàn ông và thì thầm: "Anh ơi! Sáng rồi!". Nàng là người đàn bà như vậy. Trước khi ra về anh đưa cho nàng một xấp tiền: "Em cầm lấy để trả tiền thuê nhà". Nàng cầm xấp giấy bạc, nhét trả lại túi ngực của anh và nói: "Biết là anh rất quan tâm đến em, nhưng nếu em cầm những đồng tiền này thì không ra gì".

Một đêm không về nhà anh cũng hơi lo, không biết vợ con ở nhà ra sao. Vợ anh đón chồng bằng gương mặt cau có và tối sầm: "Cả đêm qua anh đi đâu?". "Mạng ATM bị sập nên anh phải khắc phục suốt đêm mới xong". "Sao không gọi điện thoại về?". "Máy của anh hết pin". Đúng lúc đó thì nàng gọi tới với một câu hỏi rất dịu dàng: "Anh đã về nhà chưa? Có mệt lắm không anh?". Vợ anh cướp ngay được điện thoại rồi quát lên gay gắt: "Pin đầy ắp như thế này mà bảo hết à? Anh cút đi cho khuất mắt tôi". Chị đẩy anh ra cửa rồi khoá trái cửa và ngồi khóc tu tu như một đứa trẻ. Chiều hôm đó anh về nhà, chị vẫn không ra mở cửa. Thế là anh lại đi và cái cầu thang 9 bậc tình yêu lại đón anh. Và tổ ấm của họ đứng trước nguy cơ bị tan vỡ.

Lẽ ra tình thế của cặp vợ chồng này sẽ không đến nỗi bi đát như thế. Việc anh đưa tiền cho cô thợ gội đầu chứng tỏ anh xem đó như một vụ ăn vụng, bóc bánh trả tiền mà thôi. Nhưng nàng không chịu cầm tiền bởi nàng không muốn anh xem mình là một gái bán dâm. Với anh nàng không cần tiền mà chỉ cần tình yêu.Cuộc tranh chấp tay ba này mới ở vòng 1 chứ chưa phải là vòng chung kết. Việc anh sốt ruột phải chạy ngay về nhà chứng tỏ anh vẫn xem gia đình, vợ con là quan trọng nhất. Nếu chị bình tĩnh một chút, bao dung hơn một chút thì chị sẽ giữ được chồng. Tình yêu có nhiều cung bậc. Hạnh phúc gia đình cũng có nhiều cung bậc, lúc thấp, lúc cao, lúc thăng, lúc trầm. Sự khôn ngoan của người đàn bà là giữ bằng được những cung bậc đó, kể cả lúc trầm.

Theo Gia đình & Xã hội

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010

Chăm sóc “vùng kín” cho bé

Nếu có con, bạn sẽ thấy việc chăm sóc, vệ sinh cơ thể cho trẻ khá phức tạp. Những người may mắn có đủ “nếp lẫn tẻ” càng thấy bối rối hơn trước việc đó.

Tuy nhiên, điều khác biệt rõ nhất là việc giữ vệ sinh bộ phận sinh dục của trẻ. Cơ quan sinh dục của trẻ trai và trẻ gái đều dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Ở trẻ trai là do bị hẹp hoặc dài da quy đầu, còn ở trẻ gái là do bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt. Do đó, cách chăm sóc đối với cơ quan này ở hai đối tượng trẻ là hoàn toàn khác nhau. Tùy theo độ tuổi và đặc điểm cơ thể của trẻ, các bà mẹ cần chú ý để có cách chăm sóc phù hợp nhất nhưng phải theo nguyên tắc ‘khô” và “sạch”.

Đối với trẻ trai

Hơn 2/3 bé trai khi sinh ra bị hẹp da quy đầu. Càng lớn, tỷ lệ này càng thấp dần, nghĩa là một số trẻ sẽ tự khỏi, không cần đến sự can thiệp của y khoa.



Để chẩn đoán hẹp da quy đầu, bạn dùng tay vuốt ngược vùng da mềm ở đầu dương vật ngược lên phía vùng bụng. Nếu bạn thấy quy đầu “lấp ló” ở đầu dương vật có nghĩa là bé không bị hẹp da quy đầu. Dư da quy đầu hoặc da quy đầu dài thường gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang dẫn đến việc bé đi tiểu lắt nhắt, tia tiểu không thẳng hoặc bị tồn đọng nước tiểu tại đầu dương vật, khiến nơi đây dễ bị nhiễm trùng viêm đỏ và đau. Để giải quyết tình trạng này, mỗi lần con đi tiểu xong, bạn vừa dùng tay tụt da quy đầu ra, vừa nong da quy đầu cho giãn dần để tống hết nước tiểu tồn đọng ra ngoài. Sau cùng, dùng khăn giấy hoặc khăn vải thấm khô dương vật của bé.

Đối với trẻ gái

Các bé gái đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận ngay từ thời kỳ sơ sinh. Một số trẻ do nội tiết của mẹ truyền sang nên có thể xuất huyết một ít tại cơ quan sinh dục dưới (âm hộ hay còn gọi là cửa mình) hoặc đóng bợn trắng tại đây. Bạn nên dùng bông gòn và nước ấm nhẹ nhàng lau sạch cho con rồi thấm khô với khăn vải cotton trước khi mặc tã cho bé. Một khi trẻ gái đi tiểu, bạn cần rửa hoặc lau cơ quan sinh dục của bé với nước sạch. Đừng bao giờ quên thấm cho thật khô bộ phận này. Nếu không có điều kiện rửa, bạn chỉ cần thấm khô cho bé. Tuyệt đối không nên rửa rồi mặc tã ngay cho con vì sẽ gây ra tình trạng ẩm ướt kéo dài ở vùng sinh dục, có thể dẫn đến nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.

Một số phụ huynh quá cẩn thận, dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ hay nước muối loãng để rửa và sát trùng âm hộ cho con. Việc này là không nên, trừ những trường hợp bệnh lý có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý chung:

Bé gái cũng như bé trai đều cần được mặc tã hoặc mặc quần để giữ sạch và khô bộ phận sinh dục.

Nếu quan sát thấy vùng da ở đây hăm đỏ, tiết dịch, trẻ đau khi đụng vào hoặc trẻ có biểu hiện rặn tiểu bất thường, khóc khi đi tiểu, tiểu đục, tiểu lắt nhắt... bạn cần đưa con đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Không nên tự ý mua thuốc sát trùng hay kem trị nấm để thoa cho bé, vì có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Cuộc đấu trí giữa mẹ chồng và nàng dâu



Sao mẹ cứ loanh quanh ở sân nhỉ? Mình mà gọi chồng đổ cơm thừa cho chó thể nào cũng bị mẹ chen ngang. Đấy! Mới cất lời “anh ơi…” đã bị mẹ chồng thưa hộ: “Gì thế con? Mang cơm cho chó à? Con dở tay, đổ luôn giúp mẹ nhé”. Đành chịu vậy.

Chồng lười chảy… mỡ. Ở trên phố, mình còn đủ sức sai khiến chồng. Có mặt bố mẹ, chẳng dám ho he một câu. Chờ chồng tự giác thì chỉ có nước đến mùa quýt chín. Ví như lúc cơm nước xong, nhiệm vụ của chồng là bê mâm cho mình rửa bát. Sau đó, chồng gom quần áo, bỏ vào máy giặt. Giờ đang ở nhà thì còn lâu. Chồng cứ định sà xuống nhặt cái bát, định bê mâm đi là mẹ chồng xuýt xoa: “Ấy, cứ để đó cho mẹ” rồi liếc sang con dâu: “Ngân giúp mẹ nhé”.

Mấy ngày nghỉ lễ cứ loanh quanh ở nhà chồng. Cơm nước, giặt giũ, hết ngày. Chồng thì ung dung ngồi chơi. Đến giờ chuẩn bị cơm, mình bảo: “Mẹ cứ lên nhà uống nước với bố. Con làm được mà”. Mẹ cười và lên nhà luôn. Mình rút di động trong túi quần, nhắn tin cho chồng đang nằm khểnh trên nhà xem tivi. Vài phút sau thấy mặt chồng, mình ngó ra ngoài cửa, may quá, mẹ vẫn ở trên nhà.

Mình càu nhàu một hồi, rằng anh phải giúp em thế này, thế kia rồi giao cái đũa rán cá cho chồng. Chồng cầm đũa chưa ấm tay thì mẹ xuất hiện, kêu thất thanh: “Ai bảo con rán cá? Mỡ bắn bỏng tay bây giờ. Lên nhà, lên nhà”. Mẹ chỉ sợ mỡ bắn vào tay con trai mẹ, còn con dâu, có bỏng cháy da chắc mẹ chẳng thương?

Rồi mẹ lại nhẹ nhàng: “Ngân giúp mẹ nhé. Có mỗi cá rán và canh bầu thôi. Bầu mẹ rửa, thái hết rồi còn gì”. Mình chỉ vâng. Kế hoạch phá sản, chẳng thể nào thắng nổi mẹ. Mong cho hết ngày nghỉ. Chán chồng, chán mẹ chồng và chán cả nhà chồng.

Là phụ nữ, cơm nước cho chồng con là đúng rồi. Mình đây già rồi mà còn phải chăm chồng, chăm con trai. Xưa đi làm dâu cơ cực trăm bề. Bọn nó bây giờ, vài tháng mới về quê một lần, cứ thấy cái mặt chồng là sai, là khiến. Sai quen mồm. Mình dứt ruột đẻ ra nó mà còn chẳng dám sai. Thế mà con dâu, động tý là “anh ơi, anh ời…”.

Việc chẳng có gì nhiều, quanh quẩn chỉ đi chợ, nấu cơm. Những nhà khác, con dâu phải ra đồng cấy gặt ầm ầm. Đã thế mình phải canh chừng, cho nó chừa thói sai chồng.

Ơ, vừa thấy thằng con nằm đây, đọc tin nhắn xong lại phăng phăng xuống bếp. A, thời buổi hiện đại có khác, lại sai chồng bằng điện thoại di động. Tưởng tôi già mà định qua mặt chắc? Xuống nhà xem thế nào đã…

Theo Dân Trí

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010

Chăm sóc trẻ bị ho cảm tại nhà

Trẻ em rất dễ bị viêm đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Trong đó, đa số trường hợp là bệnh nhẹ với các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Nhận biết trẻ ho cảm thông thường

Để biết chắc con mình chỉ bị ho cảm thông thường, phụ huynh cần thực hiện các bước sau:

Kiểm tra 4 dấu hiệu nguy hiểm:

- Không uống được hoặc bỏ bú: nghĩa là khi đút từng thìa (muỗng cà phê) nước hay sữa cho trẻ uống nhưng trẻ không nuốt được, hoặc trẻ không thể tự mút khi đưa vú mẹ vào miệng trẻ.

- Nôn tất cả mọi thứ: khi đút từng thìa (muỗng cà phê) nước hoặc sữa, trẻ uống được nhưng ngay lập tức trẻ nôn ra ngay. Cho trẻ ngưng vài phút, lặp lại như trên nếu trẻ vẫn ói ngay nghĩa là trẻ có dấu hiệu “nôn tất cả mọi thứ”.

- Co giật: trong cơn co giật mắt trẻ thường “đứng tròng” hoặc “giật giật”, các cơ vùng mặt cũng co giật theo, hai tay, hai chân co quắp lại. Lưu ý, trẻ có thể sốt cao hoặc không sốt.

- Li bì: Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường và khó lay gọi, hoặc khi lay gọi trẻ mở mắt nhưng sau đó lại thiếp đi.

Kiểm tra các dấu hiệu nặng:

- Thở nhanh: đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên trong một phút. Nếu nhịp thở từ 60 lần trở lên (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), 50 lần (đối với trẻ từ 2-12 tháng tuổi) và 40 lần (đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi) thì trẻ đó thở nhanh.

- Thở co lõm ngực: quan sát lồng ngực khi trẻ nằm yên. Bình thường khi hít vào, lồng ngực hai bên nở ra. Nếu khi hít vào, hai bên lồng ngực lõm vào, trẻ bị thở co lõm ngực.

- Thở rít: phụ huynh để tai ở vùng mũi miệng trẻ, mắt quan sát vùng ngực-bụng. Bình thường khi trẻ hít vào, tai ta nghe được tiếng thở của bé có âm sắc nhẹ nhàng. Nếu tai ta nghe một âm sắc thô ráp khi trẻ hít vào, trẻ có dấu hiệu thở rít.

Trẻ bị ho cảm thông thường là trẻ chỉ ho, sổ mũi và không có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm và dấu hiệu nặng nào ở trên.

Hướng dẫn cách chăm sóc

Nếu trẻ bị ho cảm thông thường nên được chăm sóc đúng cách như sau:

1. Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.

2. Cho trẻ uống đủ nước.

3. Nếu trẻ ho nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc ho an toàn như tắc chưng đường, mật ong, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.

4. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, làm thông thoáng mũi:

- Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách. Hỉ mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.

- Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.

5. Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay như: không uống được hoặc bỏ bú, thở mệt, sốt cao.

Những điều không nên làm:
- Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có chất co mạch vì có thể gây ngộ độc cho trẻ - rất nguy hiểm.

- Dùng miệng để hút mũi trẻ vì có thể lây bệnh truyền nhiễm.

- Dùng tăm bông để ngoáy mũi vì có thể làm tổn thương mũi trẻ.

Theo ThS.BS. Lê Nguyễn Thanh Nhàn
BV Nhi Đồng

Thủ dâm kinh dị, cậu bé 12 tuổi cấp cứu


Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa cấp cứu một ca thủ dâm dại dột và thương tâm: Xuyên cả sợi dây điện 3 ly, quấn thành nhiều vòng to bằng ngón tay, đút từ dương vật vào tận trong bàng quang.

Bác sĩ sốc với cách trẻ thủ dâm

BS Trần Học Vang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết chính tay ông phải gây tê để rút dây điện 3 ly, bằng đồng, ra khỏi bàng quang, niệu đạo của bệnh nhân (đến từ Hà Nội) mới chỉ… 12 tuổi này!

Mới 12 tuổi nhưng cậu bé này đã thủ dâm bằng cách dại dột và kinh dị như thế này. (Ảnh do BS cung cấp).
Theo BS Vang, vì bệnh nhân quấn dây điện thành nhiều vòng và đút từ dương vật vào tận bàng quang nên không làm thủng niệu đạo, nhưng lại không thể rút ra, vì bị vướng và đau: “Chúng tôi cũng thử rút ra nhưng không được, buộc phải gây tê, nong niệu đạo mới rút ra được cho bé. Quá trình đó cũng làm rách niêm mạc niệu đạo, nên sau đó tiếp tục phải nong niệu đạo để chống dính, làm khô vết thương. Một tuần sau, bệnh nhân mới có thể ra viện được”.

Cũng từng tự tay "xử lý" một ca thủ dâm lạ lùng khác, BS Vang lấy làm buồn vì phải hành xử "nặng tay" - mổ bàng quang mới cứu được bệnh nhân.

Đó là một bệnh nhân 14 tuổi, thủ dâm bằng cách nhét hạt hồng xiêm vào trong dương vật và dùng que chọc thật lực khiến hạt hồng xiêm chui vào rất sâu. Các bác sĩ không thể dùng thiết bị y tế gắp ra vì hạt hồng xiêm rất mỏng và trơn, khó gắp.

“Càng gắp càng đẩy hạt sâu hơn vào bàng quang. Cuối cùng, chúng tôi phải mổ bàng quang lấy hạt hồng xiêm ra”, BS Vang cho biết.

Biến dạng dương vật, vô sinh vì thủ dâm

Bệnh viện ĐH Y Hà Nội cũng vừa làm thủ tục xuất viện cho một bệnh nhân nam, 54 tuổi, đến từ Nam Định, vì lỡ “nghịch dại” với "của quý".

Người đàn ông này nhập viện trong tình trạng dương vật bị chia làm 2 phần khác nhau rõ rệt: phía ngoài bị phù nề, sưng to còn phía trong thì tím tái. Theo như bệnh nhân kể lại, trong khi ngủ, ông đã bị lũ trẻ con nghịch, cởi quần và buộc sợi cước (dùng để câu cá) ngang qua dương vật.

Khi buộc vào, dương vật mềm nên dây cước lẩn vào trong da. Đến khi phần dương vật phía trước không được nuôi dưỡng tốt, đã sưng phù lên, khiến dây cước càng chìm vào bên trong. Do dây cước nhỏ, “của quý” lại sưng to nên ông không thể tự tay cắt sợi dây. Khi nhập viện, các bác sĩ phải gây tê và dùng kéo nhỏ mới cắt được sợi dây này.

Giáo sư Trần Quán Anh, nguyên giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức cũng từng gặp một nam thanh niên 18 tuổi tên M, ở Hải Phòng, đến khám trong tình trạng “cậu nhỏ” bị chia đôi như vậy. Lý do là để tăng khoái cảm cho mỗi lần thủ dâm, mỗi lần dương vật bắt đầu cương cứng, M lấy dây thun quấn vào giữa để tăng cảm giác.

Sau một thời gian, “chú nhỏ” của M bị biến dạng, thắt lại ở giữa. Các bác sĩ phải bó tay, không thể đưa "của quý" của M về lại hình dáng ban đầu. Không những thế, do buộc chặt ở giữa nên khi xuất tinh, cơ thể M đã quen với kiểu xuất tinh ngược lên bàng quang, khiến lượng tinh dịch chảy ra rất ít, dẫn tới nguy cơ vô sinh của M là cao.

Thủ dâm là một hành vi thường thấy ở giới trẻ, nhất là nam thanh niên mới lớn. Đặc biệt, việc tìm cảm giác mạnh bằng cách làm khác thường nêu trên đã khiến nhiều người phải chịu những tai họa khôn lường.

VTC

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2010

Bệnh viêm não vào mùa, cha mẹ cảnh giác khi trẻ sốt cao

Cậu con trai 15 tháng tuổi sốt trên 38 độ, bỏ bú, chị Nhiên (Nghệ An) nghĩ chỉ nóng bình thường nên tự mua thuốc điều trị tại nhà. Một tuần sau vẫn không đỡ, chị mới đưa con đi khám. Bác sĩ kết luận bé bị viêm não.

Điều trị hơn nửa tháng nhưng tình trạng của bé không thuyên giảm mà càng nặng hơn, có biểu hiện co giật, co cứng toàn thân. Sau đó, bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi trung ương nhưng đã quá muộn.

"Não bé bị tổn thương nặng, không có khả năng phục hồi. Nếu may mắn sống được thì sau này bé cũng khó thể phát triển bình thường về mặt trí tuệ. Tất cả chỉ tại tôi không đưa con đi khám sớm", chị Nhiên vừa nghẹn ngào khóc vừa ôm con vào lòng.

Giống như con chị Nhiên, cô con gái hơn 7 tháng tuổi của chị Hiền (Thanh Hóa) dù đã điều trị tại bệnh viện hơn một tháng nhưng tình trạng vẫn rất nặng. Chỉ sau 2 ngày sốt, kèm theo cơn co giật, bé cứ dần ngây dại đi. Đến khi chị đưa con đến viện thì bé đã bị biến chứng nặng.

"Lúc trước, cháu kháu khỉnh, hay cười, cái gì cũng biết. Thế mà giờ lại ra nông nỗi này, chân tay lúc nào cũng quờ quạng một cách vô thức ra xung quanh. Lúc nào tôi cũng phải túc trực bên cạnh giữ bé phòng khi lên co giật lại rơi xuống đất. Đêm muốn con ngủ thì phải cho uống thuốc an thần", chị Hiền buồn bã nói.

Bác sĩ Tuấn đang khám cho một bệnh nhi bị viêm não. Ảnh: P.N.

Mấy ngày qua số trẻ bị viêm não vào Bệnh viện Nhi Trung ương đang có xu hướng tăng. Mỗi ngày có 2 bé nhập viện vì bệnh này, nhiều trẻ ở tình trạng rất nặng, co giật, hôn mê...

Theo bác sĩ Hồ Anh Tuấn, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, những trường hợp trẻ mắc viêm não bị biến chứng nặng không phải hiếm gặp, chủ yếu là các bé ở tỉnh xa. Trung bình cứ 10 trẻ đến khoa thì có tới 6 bé trong tình trạng rất nặng, hôn mê, suy hô hấp, co giật.

Biểu hiện lâm sàng ở trẻ bị viêm não rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng sốt cao, nôn, đau đầu… Một số trẻ còn có dấu hiện tiêu chảy. Chính vì thế, nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ con mắc bệnh thông thường, nên chỉ đưa trẻ đến bệnh viện khi bệnh đã nặng.

"Thói quen này rất nguy hiểm vì bệnh nếu điều trị muộn có thể để lại những biến chứng nặng nề ở não, thậm chí là tử vong. Phần lớn trẻ khi đã bị hôn mê về sau sẽ phải chịu di chứng liệt, trí não kém phát triển, không thể đi lại, nói cười, có cháu còn bị tâm thần", bác sĩ Tuấn cảnh báo.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, hiện bắt đầu vào mùa viêm não nên số trẻ mắc bệnh sẽ tăng lên. Trước kia, bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận rải rác một số ca bị viêm não, nhưng gần đây mỗi ngày đều có vài ca nhập viện. Vì thế, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, khóc nhiều, ngủ lơ mơ hoặc hôn mê, co giật, nôn nhiều... thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

"Bệnh viêm não thường xuất hiện vào đầu tháng 5 và bùng phát từ tháng 6 đến hết tháng 8 hàng năm. Cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh", bác sĩ Tuấn nhắc nhở.

VNE

Sống với hình nộm của chồng quá cố

Quá thương tiếc người chồng qua đời vì căn bệnh ung thư khi mới 38 tuổi, chị Maria, sống tại Anh, đã đặt một bức hình bằng bìa cứng anh đang cầm một chai rượu cao 1,85 m trong căn nhà của họ.

Theo trang Ninemsn, Paul Challis chết vì căn bệnh ung thư chỉ vài tuần sau khi được chẩn đoán có hai khối u trong não. Cái chết của anh thực sự là một cú sốc lớn với vợ, chị Maria, 36 tuổi và 2 người con (Jack 6 tuổi và Molly 9 tuổi).

Một bức hình Paul đang cầm chai rượu champagne bằng bìa cứng được đặt trong ngôi nhà của 3 mẹ con. Bức hình được làm ngay trước lễ tang của anh nhưng chị Maria không nỡ bỏ đi.

"Khi bạn mất đi một ai đó, điều khiến bạn lo sợ nhất là sẽ quên họ và đây là cách để chúng tôi nhớ đến Paul. Bọn trẻ thậm chí còn mặc quần áo cho 'hình nộm' trông giống ông già Noel trong lễ Giáng sinh và như quỷ Dracula trong lễ Halloween", chị Maria nói.

Chị cũng mang tấm hình đến dự đám cưới một người bạn vài tuần sau khi anh qua đời. Một vài người nhìn nhưng không ai phê phán gì, chị Maria cho biết.

Maria và Paul gặp nhau cách đây 15 năm khi làm cùng một công ty ở Kent, sau đó chuyển đến Ness, Cheshire, nơi họ làm đám cưới vào năm 2000.

Cả hai khởi nghiệp kinh doanh. Nhưng trước Giáng sinh cách đây 2 năm, Paul bắt đầu thấy đau đầu. Sau đó, các bác sĩ phát hiện anh có 2 khối u ở trong não nhưng không thể mổ được và anh chỉ còn sống được 2 tuần.

"Tôi đã thực sự rất hoảng hốt trước tin đó, còn Paul thì hoàn toàn chấp nhận thực tế. Anh ấy đã nói 'Anh luôn biết mình sẽ không thể sống được đến già'. Tuy nhiên, khó khăn nhất có lẽ là nói chuyện với bọn trẻ về tình hình bệnh của anh", chị Maria tâm sự.

Gần một năm nay, hình nộm của Paul vẫn luôn hiện diện trong cuộc sống của 3 mẹ con.
Đây là cách để cả gia đình chị Maria không bao giờ quên Paul.
Sau khi chết, Paul vẫn đi dự đám cưới của bạn.
Paul luôn nghĩ mình sẽ không bao giờ sống được cho đến già.

(Nguồn: Ninemsn)

Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

Bé trai nguy kịch vì hóc hạt nhãn

Khoa cấp cứu bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng vừa tiếp nhận bé Trần Gia Hoàng trong tình trạng toàn thân tím tái, giãn đồng tử, ngưng thở và ngưng tim. Nguyên nhân được xác định, bé bị kẹt dị vật tại thanh quản.

Người nhà của bé Gia Hoàng cho biết, trưa ngày 1/5, chị gái học lớp 4 lấy trái cây ra ăn và cho bé Hoàng (7 tháng tuổi) cùng ăn. Lát sau người mẹ phát hiện con trai ho sặc sụa, tím tái toàn thân, khó thở, nên tức tốc đưa con đi cấp cứu.

Sáng nay bé Hoàng đã tỉnh lại nhưng vẫn phải theo dõi kỹ nguy cơ tổn thương não. Ảnh: Quốc Dũng

Bệnh viện tiếp nhận Hoàng trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, giãn đồng tử. Các bác sĩ đã xác định và kịp thời lấy dị vật là một hạt nhãn còn dính phần cơm nhãn có đường kính hơn 1cm bị kẹt ở thanh quản; tuy nhiên sức khỏe của bé vẫn trong tình trạng nguy kịch và phải chuyển qua chăm sóc đặc biệt tại khoa nhi.

Bác sĩ Thanh Thảo thuộc Khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, trực tiếp chăm sóc điều trị Gia Hoàng, sáng nay cho biết, sắc mặt của bé đã khá tươi tỉnh, có thể nhận ra được người thân nhưng chưa thể nói là qua cơn nguy kịch. Lý do là những trường hợp ngưng thở trên 4 phút có nguy cơ bị tổn thương về não.

Hiện bệnh viện vẫn phải dùng máy trợ thở và liên tục truyền dịch cho bé.

VNE

Bé 16 tháng tuổi bị ngộ độc củ dền



Sau ba ngày ăn liên tục nước củ dền, bé trai bỗng bứt rứt, không chịu ngủ rồi tím tái. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 sau đó xác định, bệnh nhi bị ngộ độc nước củ dền mà phụ huynh đã cho ăn.

Tại bệnh viện cuối tuần qua, bé rơi vào tình trạng tím nhẹ toàn thân, nhịp tim nhanh. Các bệnh lý tim mạch, hô hấp được loại trừ sau khi khám. Bằng kinh nghiệm cấp cứu ngộ độc, kết hợp với lời mẹ bé cho biết ba ngày liên tục chị cho ăn nước củ dền, các bác sĩ xác định bé bị tím tái là do loại thức ăn này gây nên.

Các biện pháp hỗ trợ thở, tiếp ứng ôxy đã được các bác sĩ tiến hành ngay sau đó. Kết quả sau 12 giờ đồng hồ điều trị, tình trạng tím tái dần cải thiện. Hiện bệnh nhi đã được xuất viện.

Giải thích hiện tượng trên, các bác sĩ cho biết, củ dền, củ carrot, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường là loại thức ăn có hàm lượng nitrate cao có thể gây ngộ độc.

Ở trẻ nhỏ, khi ăn quá nhiều hoặc thường xuyên loại rau củ này, chất nitrate biến hemoglobine (chất có khả năng chuyên chở oxy đến mô cơ thể khiến da có màu hồng) thành chất methemoglobine không có khả năng vận chuyển oxy, khiến da tím tái. Những trường hợp không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong.

Không phủ nhận giá trị dinh dưỡng từ các loại rau củ giàu chất nitrate, tuy nhiên để tránh ngộ độc, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên khi thiết lập chế độ ăn, phụ huynh nên tuân theo nguyên tắc thay đổi món để trẻ nhận được các loại thức ăn phong phú, không bị “chán” vừa tránh các chất có hại tích lũy.
VNE

Từ tháng 6, tiêm văcxin “5 trong 1” cho trẻ em


Từ tháng 6, toàn bộ trẻ em đến độ tuổi tiêm chủng văcxin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ (Hib) sẽ được tiêm ngừa miễn phí, bằng loại văcxin “5 trong 1”.

Ông Nguyễn Trần Hiển - viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia - cho biết:

- Đây là chương trình do Liên minh văcxin và tiêm chủng toàn cầu (GAVI) tài trợ, kéo dài ít nhất năm năm, trước mắt dành cho thời gian từ tháng 6-2010 và kéo dài trong hai năm. Hiện văcxin đang trên đường đến Việt Nam, khoản kinh phí 37 triệu USD trong hai năm đầu tiên chủ yếu dành mua văcxin và bơm kim tiêm.

* Thưa ông, văcxin mới sẽ được sử dụng cho trẻ trong độ tuổi nào?

- Lịch tiêm chủng mới sẽ gồm hai mũi ngừa lao và viêm gan B cho trẻ em sau khi sinh, văcxin “5 trong 1” ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ sẽ được tiêm vào tháng tuổi thứ 2-3-4 của trẻ. So với lịch tiêm chủng cũ, trẻ sẽ được tiêm tới bốn lần văcxin ngừa viêm gan B, thay vì ba lần như hiện hành.

Với văcxin ngừa viêm gan B, quan trọng nhất là mũi sau khi sinh, những lần sau là tiêm nhắc, việc tăng thêm một lần tiêm ngừa viêm gan B, theo tôi, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong khi từ tháng 6-2010, việc sử dụng văcxin “5 trong 1” sẽ giảm được số mũi tiêm, do trước đây muốn ngừa năm bệnh trên phải tiêm ít nhất chín mũi, nay chỉ còn ba mũi.

Trong số này, văcxin ngừa viêm màng não mủ là văcxin mới trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm ngừa miễn phí cho trẻ em. Trước đây Hib là văcxin dịch vụ giá khá cao, không phải trẻ em nào cũng có cơ hội được tiêm ngừa.

* Ông đánh giá như thế nào về độ an toàn khi sử dụng văcxin dạng phối hợp?

- Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ em ra đời, do đó sẽ có 1,5 triệu trẻ được tham gia chương trình. Văcxin “5 trong 1” sắp được sử dụng rộng rãi là loại văcxin chưa có trên thị trường Việt Nam, đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền kiểm định, Viện Kiểm nghiệm quốc gia về văcxin và sinh phẩm y tế kiểm định, Cục Quản lý dược cấp phép lưu hành.

Theo tôi được biết, nhiều quốc gia cũng đang có xu hướng sử dụng văcxin dạng phối hợp.
TTO

Đồ chơi trẻ em trên thị trường: Làm sao biết có an toàn hay không?


Theo thông tư về việc ban hành và thực hiện “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em” của Bộ KHCN thì kể từ ngày 15/4/2010, tất cả các loại đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy. Thế nhưng cho đến thời điểm này các đồ chơi trẻ em bày bán trên thị trường không hề có dán tem CR (tem đạt tiêu chuẩn chất lượng), các thông tin trên mỗi sản phẩm đồ chơi đều rất mập mờ...

Dạo qua các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên các phố Lương Văn Can, phố Chả Cá, phố Hàng Mã hay chợ Đồng Xuân, những nơi được coi là phố đồ chơi, có thể thấy la liệt nhiều mặt hàng đồ chơi trẻ em. Các đồ chơi ở đây đủ các chủng loại, với nhiều hình thù, màu sắc bắt mắt: ô tô, siêu nhân, búp bê, các đồ chơi lắp ráp, đồ chơi xếp hình, nấu ăn, bác sĩ...
Đa số đồ chơi bán trên thị trường Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Các đồ chơi ở đây chủ yếu là hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Trên các sản phẩm đồ chơi này không hề có dán nhãn mác hàng hóa theo quy định. Các thông tin, chỉ dẫn về sản phẩm lại càng không. Anh Nam, chủ một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên chợ Đồng Xuân cho biết giá các loại đồ chơi nhập từ Trung Quốc này rất rẻ, người mua chỉ mất 10 ngàn là đã có một món đồ chơi là chiếc di động nhựa cho con em mình. Đồ chơi đắt tiền nhất tại cửa hàng cũng chỉ có giá không quá 100 ngàn.

Thông tư số: 18/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ra ngày 26/6/2009 về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em” Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại điều 3 tại thông tư như sau:

Kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010, đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tin chỉ dẫn về sản phẩm rất ít, nhiều sản phẩm không có. Một số đồ chơi như búp bê babi, lắp ráp, bác sĩ... chỉ có một vài dòng chữ tiếng Anh với nội dung cảnh báo như: trẻ em dưới 3 tuổi không được sử dụng đồ chơi này. Hay trên một số đồ chơi có các ký hiệu như: 3+, 4+, 5+,6+, 6y+ với hàm ý đồ chơi này dành cho trẻ em từ ba tuổi, bốn tuổi, năm tuổi, sáu tuổi trở lên hay dành cho các bé gái từ 6 tuổi trở lên còn ngoài ra không có bất kỳ thông tin nào khác. Khi được hỏi làm sao biết được đồ chơi nào phù hợp với từng lứa tuổi cụ thể, một chị bán hàng tại phố Lương Văn Can cho biết nếu cháu nhà chị thông minh thì mua đồ chơi ở tuổi nào cũng chơi được hết. Khi được hỏi chị có biết quy định mới của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn an toàn đối với đồ chơi trẻ em chỉ được lưu thông và bán trên thị trường sau khi có chứng nhận quy chuẩn hay không thì chủ hàng trả lời rất tự nhiên “từ trước đến giờ đồ chơi bán cho các cháu có chết ai đâu, nhiều người bán chứ có riêng mình tôi đâu...?!”.

Theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”, các loại đồ chơi khi lưu thông trên thị trường bất kể là đồ chơi sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải có dán nhãn mác, phải đảm bảo yêu cầu quy định về kỹ thuật như: yêu cầu về chống cháy, yêu cầu về hóa học, giới hạn về chất hữu cơ độc hại, các yêu cầu đối với đồ chơi dùng điện. Nhưng với các đồ chơi nhập lậu, không rõ nguồn gốc nhập từ Trung Quốc này thì rất khó để nhận biết được mức độ an toàn của nó đến đâu.

Người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận, còn người mua thì lại biết quá ít thông tin về sản phẩm đồ chơi mà họ mua. Và quan trọng hơn phải có cơ quan chức năng, kiểm tra giám sát thật chặt chẽ trong việc các đồ chơi cho trẻ em phải đảm bảo quy chuẩn quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em... Cho đến thời điểm này, các thượng đế nhí vẫn đang hàng ngày tiếp xúc với đồ chơi mà bản thân chúng không hề biết liệu nó có gây độc hại gì cho sức khỏe hay không, câu trả lời lời xin dành cho các cơ quan chức năng xử lý?

skđs

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2010

Chồng tài, vợ đẹp vẫn ly hôn



Những câu chuyện ly hôn kỳ lạ được kể bởi một luật sư hòa giải. Khi kết hôn ai chẳng mong có thể trọn đời bên nhau, nhưng khi về cùng sống dưới một mái nhà có biết bao xung đột đã diễn ra. Và rất nhiều cặp vợ chồng giải quyết những mâu thuẫn đó bằng ly hôn.

Dưới đây là những cuộc ly hôn diễn ra trong tòa, do luật sư Minh Phú (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhiều năm làm công tác xét xử, hòa giải kể lại.

Chồng nghe theo lời mẹ

Anh T.V.Nam và chị T.L.Thu còn khá trẻ, anh 34 tuổi, chị 29 tuổi. Cuộc hôn nhân của anh chị chỉ kéo dài được 3 năm, khi con gái mới 2 tuổi họ đã nói lời chia tay.

Chị Thu kể với luật sư từ ngày cưới chị về gia đình chồng không cho chị đi làm, vì theo mẹ chồng, phụ nữ chỉ nên ở nhà nội trợ, dù chị đã tốt nghiệp đại học kinh tế. Cứ sáng sáng chồng đưa chị 100.000 đồng tiền tiêu vặt, cứ thế suốt ba năm qua.



Ảnh minh họa. Nguồn: Inmagine.com

Mâu thuẫn bắt đầu từ khi có con, mẹ chồng dành hết việc chăm sóc đứa bé. Ngay cả tắm cho con mẹ chồng cũng không để chị tự quyết định mua loại sữa nào. Đỉnh điểm của mâu thuẫn lên cao trào khi nhà chồng bắt chị cách ly con với lý do chị không đi làm thì lấy đâu ra điều kiện chăm con. Quá uất ức, chị Thu tự vẫn nhưng không thành.

Và chị Thu đã rời bệnh viện, trên tay vẫn cầm bình truyền dịch đến văn phòng luật sư giãi bày tâm sự. Luật sư hỏi thái độ của anh Nam thế nào với chị. Chị nói anh không rượu chè, thuốc lá, cờ bạc hay đánh đập chị, anh vẫn rất thương chị. Chỉ có điều anh là một người con mà nhất cử nhất động đều phụ thuộc vào mẹ, mẹ nói thế nào là anh làm y như thế!

Vụ ly hôn của anh chị cho tới giờ vẫn chưa ngã ngũ vì trong lúc không giữ được bình tĩnh, chị Thu đã đốt toàn bộ giấy tờ nhà đất của nhà chồng rồi bỏ trốn. Gia đình chồng đã báo cáo công an điều tra luận tội con dâu, còn chị ra nước ngoài trốn tránh cuộc đời. Con gái chị Thu hiện được bà ngoại chăm sóc, anh Nam vẫn đang đệ đơn lên tòa án Bình Thạnh đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi con.

Hôn nhân như mơ cũng tan vỡ như thường

Anh 50 tuổi, là phó tổng giám đốc một công ty truyền thông lớn, hào hoa lịch lãm. Chị 45 tuổi, là giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn, dáng chuẩn như người mẫu. Nhìn vào hai người ai cũng mơ ước có một gia đình như thế, vợ chồng hạnh phúc, con cái thông minh.

Tưởng rằng cuộc sống gia đình cứ êm đềm như vậy, nhưng khi đi tu nghiệp ở nước ngoài về chị nhận thấy chồng có những thay đổi. Chị tìm hiểu thì biết được anh có đi lại với một cô gái chỉ hơn con gái chị mấy tuổi. Thấy mình bị phản bội bởi một “con ranh” chẳng bằng mình về mọi thứ, chị phản ứng gay gắt, tới cơ quan anh khiếu nại tố cáo.

Anh vẫn im lặng, chị muốn níu giữ cuộc hôn nhân này vì vẫn còn yêu anh nên tìm tới luật sư mong hòa giải. Nhưng khi luật sư mời anh tới hòa giải thì chính anh lại yêu cầu tòa cho ly hôn. Anh tâm sự: “Tha thứ hay thông cảm cho tính hay ghen của vợ tôi đã làm, nhưng cô ấy đã làm mất sĩ diện của mình”. Và anh nói rất thật, trong thời điểm này anh rất cần sự tự do.

Cuối cùng, luật sư đành để họ ra tòa ly hôn. Chị đau đớn nói với luật sư chỉ vì phút nông nổi mà đã đánh mất người cha tốt cho con, người chồng lý tưởng của mình. Còn anh thì để lại toàn bộ tài sản cho chị, ra đi làm lại cuộc đời mới ở cái tuổi ngoài 50 của mình.

Chồng già vợ trẻ không... tiên

Anh T.V.Phú là bác sĩ một bệnh viện lớn, chị Đ.T.Hương là giảng viên một trường đại học. Họ kết hôn khi anh 40 tuổi, chị 20, họ đã có một tình yêu đẹp như mơ khi vượt qua rất nhiều rào cản. Anh chị đã có quãng thời gian 14 năm hạnh phúc với hai thiên thần xinh xắn.

Ban đầu khi mới kết hôn, anh đề nghị chị ở nhà, không phải đi làm. Mãi khi con trai nhỏ vào cấp I chị mới đi làm. Và sự chênh lệch về tuổi tác bây giờ mới nảy sinh khi anh và chị có những xung đột hằng ngày về quan điểm sống. Chị ít quan tâm tới anh, cho tới khi bên cạnh anh có một cô gái chỉ mới 18 tuổi. Không chịu nổi cú sốc, chị tới gặp luật sư.

Anh chị đưa nhau ra tòa. Anh bảo vợ xa cách, lại còn thách thức anh nên anh cho chị thấy anh vẫn có khả năng quen những cô gái trẻ hơn chị nhiều. Chị thì nói anh đã lấy mất tuổi thanh xuân của chị, anh quá áp đặt cuộc sống của anh vào cuộc đời chị. Thế là sau 14 năm chung sống với sự chênh lệch quá xa về tuổi tác, họ đã chia tay.

Ly hôn sau 3 tháng kết hôn

Anh H.P.N.Châu, 35 tuổi, kỹ sư xây dựng, phong độ lịch lãm. Chị Q.N.A.Thư, 28 tuổi, chuyên gia tài chính, xinh đẹp giỏi giang. Họ chung sống với nhau ba năm và khi kết hôn, làm đám cưới thì đã có một cô con gái 6 tháng tuổi. Nhưng đùng một cái, chỉ sau ba tháng thành vợ thành chồng, chị đệ đơn ra tòa và câu chuyện của chị Thư kể với luật sư đầy nước mắt, uất hận về hành vi của chồng với vợ từ khi kết hôn, trước đó trong thời gian sống thử anh không hề bộc lộ.

Chị tâm sự cứ mỗi lần anh đi nhậu say xỉn về lại bắt chị quan hệ, mặc cho con gái chị khóc thét lên như thế nào, có lần chị bị ngất khi anh đang bạo hành. Chị đã thông cảm, hết lời to nhỏ với anh những khi anh không có men rượu. Nhưng càng ngày anh càng bắt chị đáp ứng nhu cầu ngày một quái gở của mình.

Trước tình hình đó, luật sư đành để họ ly hôn. Điều bất ngờ là thái độ của anh Châu trong phiên tòa rất bình tĩnh và còn nói mong tòa giải quyết lẹ để anh còn lo chuyện của mình...

Lời khuyên của luật sư: Giữ lửa tổ ấm vẫn là phụ nữ

Để giảm bớt những vụ ly hôn ngày càng gia tăng thì vai trò quan trọng nhất vẫn do người phụ nữ trong gia đình nắm giữ. Người phụ nữ, dù gì đi nữa, vẫn là người quyết định thắp lên ngọn lửa hạnh phúc hay vùi tắt nó. Cho dù người chồng có sai thì người vợ cũng nên kiềm chế nhưng tuyệt đối không cam chịu, hãy nhường nhịn chứ đừng quá kiêu căng, hãy biết điều chứ đừng tỏ ra thách thức, hãy gần gũi, tinh tế, tâm lý với chồng mọi lúc mọi nơi. Có như thế ngọn lửa hòa thuận, hạnh phúc mới được thắp lên hằng ngày trong một cuộc hôn nhân.

Theo Tuổi Trẻ

Nuốt phải tinh binh có hại gì?

Tôi đang rất băn khoăn. Cách đây mấy tuần trong lúc "cao hứng" khi quan hệ tình dục, chồng tôi "nã đạn", không may tôi nuốt phải. Lúc đó vì sợ chồng phật ý, tôi không dám biểu hiện thái độ gì nhưng thực sự trong lòng rất lo lắng. Liệu tôi có bị bệnh gì không? Liệu tôi có thai?


Trả lời trên Comos:

Về mặt giải phẫu, trong cơ thể phụ nữ không có con đường nào từ dạ dày dẫn đến tử cung vì thế bạn không nên lo lắng vì chuyện có thai sau khi nuốt phải tinh trùng. Thêm vào đó, trong tinh dịch của người khỏe mạnh có thành phần nuôi dưỡng tinh trùng tốt cho sức khỏe chứ không có yếu tố độc hại. Bởi thế tinh dịch của người khỏe mạnh khi ra khỏi cơ thể hoàn toàn sạch và không có vi trùng gây bệnh.

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh lây nhiễm qua tình dục thì mắc bệnh truyền nhiễm là điều rất dễ xảy ra bởi khi đó trong tinh dịch cũng có thể hiện diện các mầm bệnh, và gây lây nhiễm khi tiếp xúc. Trong trường hợp này nếu có chút nghi ngờ, cách tốt nhất hãy đi gặp bác sĩ.
Theo GĐ & XH

Bi hài chuyện các bà vợ "khát" con trai



Nhà mới có con gái, chồng không "bức xúc" gì nhưng vợ lại sốt ruột, đốc thúc chồng tìm mọi cách để kiếm đứa con trai cho "có nếp có tẻ". Nhiều chuyện bi hài đã xảy ra.

Thuốc “bí truyền” từ… lá tía tô

Cũng cảnh thèm thằng cu, chị Liễu (Thành Công, Hà Nội) sau khi tìm hiểu mọi nơi đã được mách bài thuốc “bí truyền” mà "tác dụng" của nó là khiến cả nhà chị cười như mếu.

Trong chuyến công tác lên vùng núi, Liễu được một bà lang có tiếng trong vùng là rất giỏi thuốc nam, bật mí một phương thuốc vừa uống vừa ngâm "chỗ ấy" bằng lá tía tô, nhất định đẻ con trai. Bà bảo Liễu chỉ cần làm liên tục trong ba tháng và uống thêm mấy thang thuốc bà bốc thì nhất định sẽ đẻ được con trai. Chị Liễu về nhà thực hiện ngay lập tức. Tối nào chị cũng đun một nồi to nước lá tía tô rồi ngồi ngâm trong 30 phút.

Mấy tháng liền, Liễu kiên trì làm đều đặn như thế khiến chồng là anh Phong lúc nào gần vợ cũng thấy toàn mùi tía tô. Có lần ăn cơm ở bếp cơ quan, khi chị phục vụ bưng lên bát canh chuối ốc nấu tía tô còn bốc hơi nghi ngút, Phong chợt ói mấy cái liền. Mọi người trêu Phong là nghén thay vợ, chỉ anh mới biết rõ lý do vì sao mình buồn nôn.

Thế nhưng kết quả là chị Liễu không hạ sinh "hoàng tử'' mà lại ra liền một lúc hai "công chúa". Để “ghi dấu” chuyện đó, chị đặt luôn tên ở nhà cho hai cô con gái là Tía và Tô.

Say xe cũng phải "vào cuộc"

Hai vợ chồng chị Hoài, anh Chiến (thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã có một cô con gái, chị là dược sĩ, làm việc ở trạm xá xã, còn anh lại làm tận Hà Nội. Hằng tháng anh về nhà hai lần vào dịp cuối tuần. Khi con gái được 5 tuổi, họ tính sinh thêm đứa thứ hai. Với chiến thì con nào cũng được nên không quan trọng đứa tiếp theo là trai hay gái. Nhưng Hoài thì nghĩ, còn một suất đẻ, chị phải kiếm bằng được một thằng cu.

Cũng có kiến thức về ngành y nên chị Hoài có hẳn một kế hoạch "đúc" con trai mà theo chị là hết sức khoa học. Sáng nào trước khi rời giường, chị cũng đo thân nhiệt để biết ngày trứng rụng. Chị còn tìm đến phòng siêu âm sản khoa để siêu âm trứng. Vì chồng ở xa nên mấy tháng liền Hoài phải theo dõi tỉ mỉ để biết quy luật chu kỳ của mình, rồi mới dám làm thật.

Ngày “hoàng đạo” lại đúng dịp chồng bận không về được, Hoài phải tức tốc bắt tàu ra Hà Nội để… kiếm thằng cu. Khổ nỗi, vừa đi được nửa đường thì tàu gặp trục trặc phải dừng lại. Dù say xe rất nặng nhưng chị Hoài vẫn phải cố bắt tiếp ô tô ra gặp chồng vì sợ lỡ mất “giờ G” đã định. Đến nơi, mặt mũi còn tái mét do say xe, chị đã giục chồng vào cuộc cho kịp giờ. Nhìn vợ đang rũ như tàu lá héo, anh Chiến chẳng có hứng thú gì cho chuyện ấy nhưng chị Hoài vẫn nhất quyết… “làm”.

Còn chị Đào (Giao Thuỷ, Nam Định), người đã có hai cô con gái, thì ai mách cho cách gì cũng làm để có con trai, từ ăn kiêng, bốc thuốc Bắc đến xem bói, xem ngày giờ vợ chồng “gặp” nhau. Chị còn mời cả thầy phong thuỷ về xem hướng kê giường. Ông thầy bắt vợ kê giường sát cái cửa sổ hướng tây, chiều nào nắng cũng chiếu thẳng vào, đến đêm mà giường vẫn còn nóng hầm hập, không tài nào ngủ được. Nghe theo thầy, chị Đào còn tìm một số đồ sắt bỏ xuống gầm giường để hỗ trợ khí dương, tăng khả năng có con trai. Đêm đến, lũ chuột đuổi nhau làm sắt va chạm kêu loảng xoảng, vợ chồng càng mất ngủ. Nhẫn nại là vậy, chị cảm thấy như không chịu nổi thất vọng khi đứa bé sinh ra lại là gái.

Theo chuyên gia tâm lý Minh Ngọc, Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ, không chỉ nam giới mà ngay cả nữ giới cũng có những người coi chuyện có con trai là điều cốt tử. Họ cho rằng chỉ khi sinh được con trai, họ mới làm tròn trách nhiệm với chồng và gia đình chồng, mới cảm thấy an toàn về vị trí của mình trong trong nhà. Nhiều người khi thấy anh chị em khác hay bạn bè có con trai trong khi mình lại sinh con gái, họ thấy mặc cảm, tự ti, chưa kể một số người còn cay cú khi bị bạn bè trêu trọc. Chính vì những lý do đó mà họ phải cố gắng đẻ cho được con trai.

Bà Minh Ngọc cho biết, rất nhiều gia đình chỉ vì cố thêm thằng cu mà xảy ra bao nhiêu chuyện rắc rối. Rồi khi được như ý, họ lại tỏ ra quá nuông chiều con trai, không cứng rắn trong việc dạy bảo, rèn giũa khiến con trở nên hư hỏng, mắc vào các tệ nạn xã hội.

Theo Đất Việt