Bước 1: Tắm cho bé với nước có pha bột ngô, bột yến mạch hay soda.
Bước 2: Trong quá trình tắm, có thể dùng xà bông có tính dịu nhẹ, hay công hiệu hơn là loại xà bông có tác dụng diệt rôm sảy. Sau khi tắm xong, dùng khăn tắm lau khô người bé.
Bước 3: Thoa kem có chứa thành phần hydrocortisone, bởi loại kem này có tác dụng trị rôm sảy. Nên thoa kem lên toàn bộ cơ thể bé.
Bước 4: Sử dụng sản phẩm có chứa axit salicylic để bôi lên nốt rôm, sảy. Loại kem này sẽ có tác dụng làm khô bề mặt da, làm se lỗ chân lông.
Bước 5: Thoa kem lại sau từ 3 đến 4 giờ.
Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách nhưng những nốt rôm sảy vẫn không chịu “đầu hàng”, bạn nên đưa bé đến gặp chuyên gia da liễu.
- Để ngăn chặn sự xuất hiện của rôm sảy, luôn giữ cho cơ thể được mát mẻ. Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.
- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm só và bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:
1. Hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều
Sở dĩ bạn không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm này, bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát hay nguy hiểm hơn là dẫn tới nguy cơ ung thư da.
2. “Ngụy trang” cho bé
Việc ngụy trang cho bé rất quan trọng bởi nó giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu từ ánh nắng mặt trời. Bên cạnh việc mặc cho bé áo dày, dài tay, đeo kính râm đạt chuẩn (bởi kính rởm sẽ làm hại mắt hơn là không đeo kính), bạn cũng cần thoa kem chống nắng cho trẻ.
Khi thoa kem chống nắng chú ý thoa tất cả các vùng mà quần áo, mũ nón không thể bảo vệ được.
Ngoài ra, cần đội cho trẻ những chiếc mũ rộng vành, để giúp hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt.
3. Vệ sinh da sạch sẽ
Để vệ sinh da sạch sẽ, bạn nên tắm thường xuyên cho trẻ vào những ngày hè, ít nhất 1 lần/ngày. Khi tắm, có thể sử dụng các loại sữa tắm dành cho trẻ em, không dùng những loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da. Có thể vắt thêm 1 quả chanh vào nước tắm của trẻ để tránh rôm sảy.
Giữ cho làn da luôn thoáng mát, bằng cách mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
======================================================================
Bệnh rôm cần được điều trị kịp thời, nếu bệnh phát nặng việc điều trị sẽ rất phức tạp. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh rôm theo kinh nghiệm dân gian do lương y Huyên Thảo (Hà Nội), xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo:
1. Dùng gừng tươi:
- Gừng tươi (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Thông thường, bôi xong vài tiếng thì rôm lặn; mỗi ngày có thể bôi 2-3 lần.
- Lấy một mẩu gừng, cỡ ngón tay, giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Kinh nghiệm cho thấy, đối với trẻ nhỏ, rôm sảy mọc dày đặc, tắm liên tục 3-4 ngày, đã thấy kết quả. Tuy nhiên chớ nên sắc quá đặc. Để tránh trẻ bị dị ứng, lần đầu chỉ nên dùng ít gừng, sau đó sẽ tăng dần liều lượng.
2. Dùng lá dâu tằm:
Hái lá dâu tằm, khoảng 200g, cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Thông thường, tắm liên tục 3-5 ngày là rôm hết mọc.
3. Dùng lá bọ mẩy:
- Uống trong: Dùng lá bọ mẩy tươi 50g (trẻ nhỏ giảm bớt liều), sắc 2 lần, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.
- Bôi ngoài: Dùng lá bọ mẩy tươi 70-100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước thuốc xát rửa chỗ bị bệnh, ngày 2-3 lần.
(Cây bọ mẩy còn có tên là "bọ nẹt", "đại thanh", "đắng cay", "mẩy kỳ cáy", "thanh thảo tâm", "lộ biên thanh",...).
Yeucon.org tổng hợp từ nhiều nguồn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét